Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Trong một thập kỷ qua, phần lớn CEO và lãnh đạo tổ chức khắp nơi trên thế giới chỉ thấy văn hóa doanh nghiệp là một thứ “không có cũng được”, khiến nó luôn được xếp cuối ở chuỗi công việc của phòng HR. Tuy vậy trong vài năm gần đây, bằng chứng việc văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đã khiến xây dựng văn hóa là một điều quan trọng với nhiều tổ chức. Vậy xây dựng văn hoá tổ chức bắt đầu từ đâu?

Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp được thấy rõ vào 2019, khi hơn 200 CEO các công ty hàng đầu thế giới cập nhật định nghĩa tổ chức của họ, từ tập trung vào cổ đông, sang tập trung vào nhân viên và khách hàng. 

Sự tôn trọng dành cho văn hóa doanh nghiệp đột nhiên tăng lên và câu hỏi đặt ra là ai chịu trách nhiệm cho nó? Với gốc rễ liên quan tới mọi mặt của tổ chức, văn hóa doanh nghiệp quá rộng với mình HR – nó phải được ưu tiên bởi toàn công ty.

Trách nhiệm của HR với văn hóa doanh nghiệp

Là phòng đảm nhận công việc quản lý nhân sự, HR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố văn hóa doanh nghiệp. Nhưng những hoạt động HR cần làm thiên về hướng dẫn, trung hòa và tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa phát triển, thay vì kiểm soát và ép buộc.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? 1

Ba cách phòng HR của bạn có thể tham gia hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Tìm kiến nhân viên đóng góp được vào văn hóa

Khi mà văn hóa doanh nghiệp dần trở nên quan trọng, cụm từ “phù hợp văn hóa” được sử dụng rất nhiều. Tuy vậy, các tổ chức cũng dần phát hiện ra rằng nếu học chỉ tìm kiếm nhân sự phù hợp hoặc giống như những thành viên công ty đang có, nó sẽ tạo ra sự thiên vị trong quá trình tuyển dụng và khiến văn hóa công ty kém linh hoạt. Thay vào đó, đội ngũ HR cần tìm nhân viên có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh và có thể mang đến luồng gió độc đáo, mới lạ dựa trên những văn hoá đã có.

Xây dựng và hỗ trợ sự minh bạch trong thông tin

Trong thời đại số hiện nay, khi mà mọi người đều online, một trong những việc HR cần làm là giúp ứng viên truy cập thông tin về văn hóa doanh nghiệp dễ nhất có thể. Đồng thời xây dựng văn hóa giao tiếp minh bạch bằng việc áp dụng những quy định phù hợp. Đội ngũ HR cần đi đầu và chủ động yêu cầu, củng cố các hoạt động giao tiếp tự do, như là mở cửa giao tiếp (open door communication), báo cáo trung thực, thông tin minh bạch từ lãnh đạo,… 

Kiến tạo các cơ hội để xác định và củng cố văn hóa.

Phòng HR không nên ép buộc nhân sự phải làm theo yêu cầu về văn hóa của công ty. Thay vào đó, họ cần tạo ra cơ hội để nhân viên học, trải nghiệm các hành vi phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Ví dụ như, sẽ không hiệu quả nếu HR tham dự vào vấn đề và yêu cầu nhân viên phải tiếp cận sự việc theo hướng dẫn văn hóa công ty. Nhưng sẽ hiệu quả hơn khi HR có thể chia sẻ những gì nên và không nên làm trong từng trường hợp cụ thể, những điều phù hợp với văn hóa công ty, và khuyến khích mọi người làm theo.

Trách nhiệm với văn hóa doanh nghiệp không chỉ ở HR

Phòng nhân sự có thể đang làm những việc quan trọng trong giao tiếp và xây dựng văn hóa, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần đến phần còn lại của tổ chức. Thực chất, điều này cần đến toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, nhân viên cùng chấp nhận thử thách sống và làm việc theo văn hóa doanh nghiệp.

Nhóm lãnh đạo cần làm gương văn hóa họ muốn thấy

Văn hóa doanh nghiệp đi từ trên xuống. Nếu bạn không có sự đồng thuận từ các thành viên quản lý, và nếu ban lãnh đạo không chủ động thực hiện văn hóa doanh nghiệp bạn muốn xây dựng, thì sẽ khó có thể có bất kể thành công nào.

Vì vậy quan trọng là phải xác định được mục tiêu, mong muốn xây dựng văn hóa, dựa trên câu chuyện, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà quản lý và công ty bạn, thay vì chạy theo các xu hướng bạn thấy, hay sao chép doanh nghiệp khác. 

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? 2

Anh Nguyễn Đình Thành – Đồng sáng lập Elite PR School từng chia sẻ tại talkshow “Đi làm hậu cách ly – Tiếp lửa cho nhân sự” về văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp phải đi từ gốc, từ định hướng và giá trị bền vững mà lãnh đạo đưa ra. Ví dụ như xây dựng văn hoá đọc, nếu người chủ không tham gia, không đi lên từ gốc rễ thì không có tác dụng.

Nhân viên phải đồng lòng

Khi lãnh đạo cùng phòng HR đã nhất trí về các xây dựng, định hướng của văn hóa doanh nghiệp, đồng thời đang tạo ra các cơ hội để nhân sự học và trải nghiệm nó, thì nhân viên có sự lựa chọn quan trọng: tôi có nên tham dự và làm theo, hay tôi có thể giữ nguyên và không hòa nhập? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân trong tổ chức. Nếu họ từ chối tham gia, đó sẽ là một vấn đề khác mà HR cần phải lập kế hoạch để tăng tỉ lệ tham dự.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? 3

Toàn bộ tổ chức phải hướng tới sự nhất quán

Bản chất của doanh nghiệp là tập hợp những con người cùng đóng góp sức lực, nhằm đạt một mục tiêu chung. Nếu công ty của bạn đang trên đường tiêu chuẩn hóa cách làm việc, thể hiện văn hóa chuyên nghiệp, thì toàn bộ nhân sự phải đồng lòng đạt mục tiêu đó. Tất cả những gì doanh nghiệp làm, bao gồm quy trình, cách tiếp cận khách hàng, sản phẩm tạo ra, … đều phải gắn liền và củng cố văn hóa doanh nghiệp 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần sự chung tay của tất cả mọi người trong tổ chức. HR đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc và phát triển văn hóa, nhưng văn hóa phải tự xuất hiện từ chính doanh nghiệp. 

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp hỗ trợ xây dựng doanh nghiệp thông minh và hiệu quả hơn, hãy tham khảo và liên hệ với ACheckin tại đây

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? 4

Bài viết liên quan
Mục lục