9 điều phải biết về trả lương theo 3P và KPI

Có thể thấy rằng trả lương theo 3P và KPI là 2 hình thức trả lương cho người lao động khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay. Mỗi loại có một ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều có lợi cho người lao động và người sử dụng lao động. Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng trả lương theo KPI + trả lương 3P?

Dù đã quen thuộc ở các nước lớn như Mỹ, Anh, Đức, Úc…. nhưng trả lương theo 3P và KPI chỉ mới trở nên phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây.

1. Lương 3P và lương KPI là gì?

a. Lương 3P là gì?

Trả lương theo 3P và KPI: Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng?1

Lương 3P là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên 3 yếu tố cơ bản:

– Pay for Position – Trả lương theo vị trí: Trả lương theo tầm quan trọng của công việc và thường gắn liền với các yếu tố cấp bậc, chức danh.

– Pay for Person – Trả lương theo năng lực cá nhân, tức là năng lực hoàn thành công việc. Ví dụ như trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc các khung năng lực của doanh nghiệp.

– Pay for Performance – Trả lương theo hiệu quả và kết quả hoàn thành công việc.

Khi áp dụng trả lương theo 3P, doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân nhân viên, khuyến khích nâng cao hiệu quả làm việc, trả lương tương xứng với năng lực dựa trên kết quả công việc và đóng góp của họ cho doanh nghiệp.

b. Lương KPI là gì?

KPI, viết tắt của từ Key Performance Indicator là chỉ số đo lường hiệu quả công việc, thường được sử dụng để đánh giá sự hiệu quả trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra.

Trả lương theo 3P và KPI: Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng? 2

Lương là lương được trả theo hiệu suất công việc của nhân viên. Khác với cách trả lương truyền thống, lương KPI nhấn mạnh, tập trung vào hiệu quả công việc, lấy hiệu quả công việc nhằm đưa ra mức lương cho người lao động.

2. Tại sao nên áp dụng hình thức trả lương theo 3P và KPI?

So với hình thức trả lương theo tháng truyền thống thì rõ ràng trả lương theo KPI và 3P mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp lẫn  người lao động hơn.

a. Lương 3P

Hình thức trả lương 3P có rất nhiều ưu điểm và lợi ích. Có thể kể đến như đảm bảo sự công bằng, là đòn bẩy phát triển năng lực cá nhân, hoàn thiện hệ thống KPI….

Trả lương theo 3P và KPI: Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng?3

a1. Đảm bảo công bằng trong trả lương

Lương 3 dựa trên 3 yếu tố để đánh giá mức lương cho từng cá nhân, đảm bảo sự công bằng, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, không có sự thiên vị, đánh giá không cảm tính…  giúp người lao động nhìn thấy sự khách quan trong chi trả lương thưởng.

a2. Là đòn bẩy để phát triển năng lực cá nhân

Lương 3P chú trọng đến kết quả và thành tích công việc hơn nên nó khuyến khích cá nhân tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế sai sót có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

a3. Cân bằng năng lực cạnh tranh của thị trường

Khi có nhiều doanh nghiệp cùng áp dụng hình thức trả lường 3P sẽ tạo ra xu thế, quy chuẩn chung trong việc đánh giá lương công bằng cho người lao động cũng góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

a4. Là cơ sở cho việc đào tạo, tuyển dụng

Dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đơn vị có thể nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu của nhân lực để kịp thời bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

a5 Hoàn thiện hệ thống đánh giá KPI

Dựa vào kết quả công việc, doanh nghiệp có điều kiện quan sát và hoàn thành hệ thống đánh giá của nhân viên.

Mặc dù có nhiều ưu điểm cho cả 2 bên nhưng lương 3P cũng có một số hạn chế nhất định như: Có thể gây ra tình trạng nhảy việc (nếu lương của lao động thấp hơn so với thị trường); không thể chạy đua theo sự thay đổi của thị trường; trả lương dựa trên thành tích…

b. Trả lương theo KPI

Nếu 3P đảm bảo sự công bằng trong trả lương thì KPI tạo điều kiện cho nhân viên phát triển cũng như thể hiện năng lực để có được mức lương xứng đáng.

b1. Ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh 

Trả lương theo 3P và KPI: Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng?4

Các chỉ số KPI của doanh nghiệp được thiết lập dựa trên những mục tiêu chiến lược chung. Vì thế, khi mỗi cá nhân hiểu rõ và có trách nhiệm với KPI của mình thì họ cũng sẽ hướng tới mục tiêu kinh doanh chung của công ty.

b2. Khích lệ tinh thần của nhân viên

Đưa ra, theo dõi, đánh giá KPI vừa ghi nhận cống hiến của của nhân viên với doanh nghiệp vừa nhắc nhở họ về những gì đã cam kết để cố gắng hoàn thành công việc tốt hơn. Không những thế, khi nhân viên đạt được thành tựu xuất sắc, họ cảm thấy mình đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và càng gắn bó lâu dài hơn nữa.

b3. Thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, tổ chức

Nhìn vào KPI, chúng ta biết mình phải làm những gì, thực hiện ra sao, nỗ lực bao nhiêu, cần đưa ra giải pháp gì….. thì mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

b4. Quyết định tới quản trị hiệu suất

Đây là lợi ích lớn nhất của đánh giá KPI, là sự tổng hợp của tất cả các lợi ích bên trên, mọi thứ đều đo lường được đều có thể quản lý được, từ văn hóa tinh thần cho tới hiệu suất công việc.

KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất bằng cách cho phép mọi người nhìn thấy hững gì họ đang làm và những gì đồng nghiệp/mọi người xung quanh khác làm. Do đó tất cả đều đảm bảo công việc theo cùng một định hướng và mục tiêu chung.

Tương tự như 3P, lương theo KPI cũng bộc lộ những mặt hạn chế không thể tránh khỏi.

  • Hệ thống quản trị bị ảnh hưởng nếu KPI xây dựng không đạt tiêu chí SMART
  • Xây dựng KPI không chuẩn, không tốt, không phù hợp, thiếu tính chính xác và thực thế, không cụ thể, không rõ ràng…. gây ra tâm lý hoang mang và chán nản cho người lao động, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cá nhân cũng như toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận những ưu điểm của 2 hình thức trả lương theo 3P và KPI hiện nay nhưng khi áp dụng, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng và biến đổi để thích nghi với doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan
Mục lục