Bạn đang tìm kiếm những thông tin về chấm công làm thêm giờ cũng như mẫu bảng chấm công mới nhất 2023 thì hãy dành ít phút đọc qua bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé.
Nội dung
ToggleBảng chấm công làm thêm giờ là gì?
Chấm công làm thêm thời gian làm chính là mong muốn của bất kỳ người lao động nào khi làm thêm ngoài giờ. Lúc đó cần một bảng chấm công nhằm đánh giá chính xác để có cơ chê trả lương phù hợp.
Bảng chấm công làm thêm là biểu mẫu thuộc quyền sử dụng và trách nhiệm của người phụ trách hay người quản lý nhằm theo dõi việc làm thêm ngoài giờ của nhân viên lao động trong các công ty, đơn vị, tổ chức….
Đối tượng:
- Nhân viên có phát sinh thêm giờ hoặc ca làm việc tại các doanh nghiệp, công ty có quy định làm bảng chấm công làm thêm.
- Đối tượng xác nhận, quản lý bảng chấm công làm thêm là những người phụ trách/quản lý của các phòng, ban, nhóm… có nhân viên làm thêm giờ hoặc những người được ủy quyền.
- Đối tượng nhận bảng: Sau khi các bộ phận quản lý tổng hợp chi tiết sẽ gửi về bộ phận kếtoán. Đây là đối tượng nhận bảng chấm công làm thêm cho nhân viên tại các doanh nghiệp.
Có 2 loại chính:
– Bảng chấm công làm thêm giờ được tính khi phát sinh giờ làm việc thêm ngoài giờ đăng kí làm việc trong ngày.
– Bảng chấm công làm thêm ca được tính khi có phát sinh ca làm việc ngoài ca đăng kí làm trong tuần hoặc tháng. 1 ngày thường có 2-3 ca, mỗi ca làm 8 tiếng. Ngoài ca 8 tiếng phát sinh thêm tính theo làm thêm giờ. Trong phát sinh ca có cả phát sinh thêm giờ.
Khi nào nên sử dụng loại bảng chấm công này?
Bảng chấm công làm thêm giờ được sử dụng khi có bất kì phát sinh làm thêm ngoài giờ (hoặc ca làm) của người lao động được tính theo quy định của doanh nghiệp. Lúc ấy các bộ phận, phòng, ban, tố, nhóm… phải lập bảng chấm làm thêm, căn cứ vào đó bộ phận kế toán sẽ đánh giá, lập bảng lương, thanh toán tiền lương + thưởng chính xác cho nhân viên.
Sử dụng bảng chấm công khi làm thêm giờ ở đâu?
Nó thường được sử dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp, công ty có chia thành các phòng ban khác nhau.
Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp nhất định vẫn chia ra cụ thể hơn như sau:
– Đối với hình thức bảng chấm công tăng ca: thường được áp dụng tại các doanh nghiệp làm trong ngành về lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ
– Đối với hình thức bảng chấm công làm thêm giờ: thường được áp dụng tại các doanh nghiệp làm trong các lĩnh vực: ẩm thực, nghỉ dưỡng, tuyển dụng, kinh doanh, marketing,…
Như vậy là người lao động cần phải nắm rõ các quyền lợi của mình khi làm thêm ca/giờ để được ghi nhận và thanh toán tiền công.
Tại sao nên sử dụng bảng chấm công làm thêm?
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bảng cấm công này là để:
Xác thực công việc
Việc sử dụng bảng chấm công làm thêm cho các nhân viên có phát sinh thêm giờ/ca làm ngoài khoảng thời gian làm mà họ đăng kí sẽ giúp xác thực công việc một cách rõ ràng và cụ thể.
Nếu nhân viên có nhu cầu tăng ca, hoặc làm thêm giờ trong ngày, trong tuần thì cần có giấy tờ, biểu mẫu ghi nhận và chứng minh cho những giờ/ca mà họ làm thêm để ghi nhận trả lương theo quy định.
Ngoài ra bảng chấm công còn là căn cứ nhằm hạn chế những mâu thuẫn, bất hòa giữa doanh nghiệp và nhân viên.
Quản lý nhân viên
Ngoài việc xác thực công việc thì bảng chấm công làm thêm còn có tác dụng giúp bộ phận nhân sự quản lý nhân viên tốt hơn, khoa học hơn về: hiệu quả, chất lượng của công việc mà người lao động đang làm.
Đảm bảo chính xác tiền lương
Mục đích của việc lập bảng chấm công làm thêm còn giúp đảm bảo quyền lợi của nhân viên về quyết định khen thưởng định kỳ hay khen thưởng đột xuất. Những nhân viên đó sẽ được hưởng thêm các mức lương được quy định về tương ứng với số giờ làm trong doanh nghiệp.
Biểu mẫu bảng chấm công làm thêm sẽ ghi nhận rõ tổng số giờ/ca làm thêm trong ngày, hoặc trong tuần của nhân viên có phát sinh thêm giờ làm để tính lương một cách chính xác nhất có thể. Tổng số lương của nhân viên lúc này sẽ bằng số lương tính theo giờ làm việc đã đăng ký cộng với số lượng tương ứng với số giờ làm thêm thực tế được ghi nhận bởi bộ phận phụ trách và quản lý của các phòng, ban, nhóm….
Cách trình bày bảng chấm công làm thêm
Theo quy định của Bộ tài chính thì nội dung của một bảng chấm công làm thêm bao gồm 3 mục chính:
– Thông tin nhân viên làm thêm ngoài giờ/ca của mỗi phòng ban.
– Xác nhận cộng giờ làm thêm của các ngày trong tháng (tính từ ngày đầu tiên của tháng).
– Tổng số giờ/ca làm thêm của nhân viên vào các ngày thường và các ngày nghỉ, ngày lễ cũng như buổi tối hoặc không phải ca làm việc của nhân viên trong một tháng để tính lương.
Trong đó, các nội dung trên được ghi nhận tại các cột cụ thể theo quy định:
+ Thông tin nhân viên làm thêm ngoài giờ: được ghi nhận ở cột Họ và Tên, tức cột B.
+ Xác nhận cộng giờ làm thêm: được ghi nhận ở cột Ngày trong tháng từ 1 đến 31
+ Tổng số giờ/ca làm thêm của nhân viên: được ghi nhận cụ thể ở cột Cộng giờ làm thêm từ 32 đến 35
Cột 32: ngày làm việc
Cột 33: ngày thứ 7, chủ nhật
Cột 34: ngày lễ, tết
Cột 35: làm đêm
Các ký hiệu chấm công bao gồm:
NT: làm thêm ngày làm việc (từ giờ… đến giờ…)
NN: làm thêm ngày ngày thứ 7, chủ nhật (từ giờ… đến giờ…)
NL: làm thêm ngày lễ, tết (từ giờ… đến giờ…)
Đ: làm thêm buổi đêm (từ giờ… đến giờ…)
Ngoài ra, biểu mẫu bảng chấm công làm việc còn cần điền thêm các thông tin ngoài các thông tin được yêu cầu phía trên bao gồm:
– Đơn vị
– Bộ phận: có nhân viên phát sinh thêm giờ làm việc
– Mẫu số bảng chấm công làm thêm/ban hàng theo thông tư…/số…
– Tháng…năm… thực hiện bảng chấm công
– Xác nhận của các của các bộ phận có người làm thêm, người chấm công và người duyệt
Trên đây là những kiến thức cơ bản và đầy đủ nhất về chấm công làm thêm giờ và mẫu bảng mới nhất năm 2021 cho bạn tham khảo. Hi vọng thông tin này hữu ích với bạn đọc.