Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?

Bên cạnh việc chú trọng phát triển sản phẩm và chiến lược kinh doanh các doanh nghiệp đã và đang tập trung phát triển văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp. Cùng ACheckin tìm hiểu về văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Văn hoá ứng xử là yếu tố cốt lõi trong việc hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Ngoài ra, môi trường làm việc ngày càng trở nên đa dạng hơn, đòi hỏi nguyên tắc ứng xử trong doanh nghiệp phải được chú trọng hơn.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?1

Vai trò của văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng.

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, tới sự thành công của doanh nghiệp. Cách cư xử trong doanh nghiệp nếu được nhân sự hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên. Từ đó công ty sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp ngày một vững mạnh.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?2

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp với chất riêng

Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp là một phần quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng, củng cố các mối quan hệ chính là cách xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?3

Nguyên tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Giữa nhà lãnh đạo với cấp dưới

Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

  • Tuyển chọn, dùng người đúng việc,đúng chỗ.
  • Chế độ thưởng phạt thông minh: Phát triển văn hoá ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, nhà lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải itến hành công bằng.
  • Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên tự nguyện đi theo mình.
  • Quan tâm tới đóng góp của nhân viên: Những phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên.
  • Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn hiệu quả: nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều thỏa mãn.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?4

Giữa cấp dưới với nhà lãnh đạo

Ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo.

  • Hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
  • Mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo.
  • Trở thành những người hỗ trợ, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của mình.
  • Hiểu điều nhà lãnh đạo muốn, đưa ra ý tưởng và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng của mình.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?5

Giữa đồng nghiệp với nhau

  • Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp: xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp không thể chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính chất xã giao, mà phải dựa trên sự hợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung.
  • Xây dựng thái độ hợp tác với nhau: Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên hiệu quả công việc cao nhất. Chỉ khi có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin cho nhau, thẳng thắn góp ý và tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau mới xây dựng được các mối quan hệ tin cậy trong nội bộ.

Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp Việt hiện nay có gì đặc biệt?6

Mong rằng, thông qua bài viết về văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp trên đây sẽ giúp cho bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp để xây dựng nét văn hóa riêng cho Doanh nghiệp của mình.

Bài viết liên quan
Mục lục