3 điểm đáng phải học hỏi trong văn hoá doanh nghiệp của Samsung

Văn hóa doanh nghiệp của Samsung mang đặc trưng nổi bật của người Hàn nhưng ở Việt Nam thì nét văn hóa đó bị biến đổi thành 3 điểm khác biệt.

Văn hóa doanh nghiệp của công ty Samsung chú trọng nhất chính là con người. Samsung muốn xây dựng năng lực cốt lõi với yếu tố cong người, tập trung khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao.

Môi trường trong mơ cho các tài năng

Môi trường trong mơ trong văn hóa doanh nghiệp Samsung ở đây là tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích người lao động phát huy năng lực, khuyến khích nâng cao hiệu quả trong chất lượng công việc cũng như khả năng sáng tạo. Từ đó, họ có cơ hội công bằng và thuận lợi nhất để thể hiện giá trị của mình.

3 điểm phải học hỏi trong văn hoá doanh nghiệp của Samsung 1

Samsung đã từng xây dựng chương trình “môi trường làm việc tuyệt vời” (Great Work Place). Đây được coi là một chương trình quản trị nhân sự có bước đột phá lớn so với nhiều doanh nghiệp khác. Cơ sở vật chất là yếu tố đầu tiên được chú trọng tới. Nhân viên được trang bị phương tiện làm việc hiện đại nhất để có thể hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, chế độ phúc lợi xã hội, đãi ngộ nhân tài cũng được đưa vào.

Nhưng doanh nghiệp có thể xây dựng văn hóa học tập, cầu thị và khao khát vươn lên. Từ đó tìm kiếm , tuyển dụng, thu hút và phát triển những nhân viên có năng lực nhưng khiêm tốn luôn sẵn sàng học hỏi và có khát vọng vươn lên.

Tham khảo thêm: Văn hóa doanh nghiệp của Google có gì đặc biệt?

Học tập và trau dồi năng lực

Hiện nay, Samsung tại Việt Nam có hơn 800 nhân viên trên toàn quốc, làm việc trong môi trường thân thiện và nhiều điều kiện tốt để phát triển. Các khoá học đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước được mở liên tục.

3 điểm phải học hỏi trong văn hoá doanh nghiệp của Samsung 2

Bên cạnh đó, Samsung còn có các chương trình trao đổi kỹ sư, kỹ thuật viên ra nước ngoài, những nơi có điều kiện tốt hơn, công nghệ hiện đại nhằm giúp nhân viên nâng cao tay nghề và trau đồi kiến thức mới. Samsung còn sử dụng công cụ OTVR (Organization talent vitality review) tạo điều kiện tốt nhất cho việc đào tạo và học tập của nhân viên. Với công cụ này, những nhân viên nòng cốt luôn có cơ hội rộng mở cho việc đào tạo để nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp trong công ty.

Những chương trình phát triển nhân viên của Samsung như mô hình học tập dựa trên nguyên lý 60/30/10 bao gồm các hoạt động đào tạo thực tiễn, tư vấn và các chương trình huấn luyện theo yêu cầu.

Tham khảo thêm: Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk có gì khác biệt?

Tham gia và đồng thuận

Văn hóa doanh nghiệp tại Samsung đề cao sự tham gia từ nhân viên. Họ đã được giao quyền tự quyết , tự chủ, tự đưa ra phán đoán, quản lý công việc và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Điều này khiến họ thực sự chủ động trong công việc giúp lao động hiệu quả.

Bên cạnh ủy quyền cho nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp có định hướng cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận. Nhân viên sẽ có nhiều cơ hội hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chiến lược chung của ban lãnh đạo đề ra.

3 điểm phải học hỏi trong văn hoá doanh nghiệp của Samsung 3

Văn hóa tổ chức của công ty samsung cũng chú trọng sự chấp thuận chung. Trong những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc, mọi người luôn thảo luận cùng tìm cách giải quyết. Phương án được đưa ra khi có sự thống nhất và đồng thuận, không có chuyện xung đột xảy ra. Mọi tranh cãi hay bất đồng đều cần được giải quyết trong quá trình bàn luận, trước khi có quyết định cuối cùng.

Là một tập đoàn hàng đầu với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, những đặc điểm trong văn hoá doanh nghiệp của Samsung sẽ là gợi ý đáng học hỏi cho nhiều doanh nghiệp.

Kết luận

Xây dựng được một văn hóa lành mạnh đã rất khó, đưa văn hóa ấy vào từng hoạt động, từng hơi thở của doanh nghiệp còn khó hơn rất nhiều. Đây chính là nhiệm vụ của chuyên viên Nhân sự và chuyên viên phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Bí quyết để doanh nghiệp của bạn cũng sở hữu và làm chủ được văn hóa doanh nghiệp của Samsung là giải phóng nhân viên khỏi các tác vụ hành chính. Nhờ vậy, phòng HR và Truyền thông nội bộ có thêm thời gian đầu tư thực hiện chiến lược phát triển văn hóa một cách chỉn chủ, đồng bộ và có hệ thống.

Bài viết liên quan
Mục lục