Quản lý nhân sự (HR) là lĩnh vực nghề nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển. Để có thể làm việc ở lĩnh vực này và trở thành một người quản lý nhân sự chuyên nghiệp, bạn cần sở hữu những tố chất quan trọng, có thể kể đến:
- Tinh thần trách nhiệm với công việc
- Khả năng quan sát tốt;
- Khả năng phán đoán và tầm nhìn sâu rộng;
- Tính kiên trì, nhẫn nại;
- Có tính công bằng, thấu hiểu;
- Tư duy nhạy bén và giải quyết công việc;
- Có tính giao lưu đối ngoại tốt;
- Khả năng lắng nghe;
- Chính trực;
- Chịu được áp lực công việc;
- Khả năng linh hoạt, thích ứng môi trường;
- Có tính chủ động luôn cập nhật thông tin.
Bên cạnh đó, một HR giỏi cần phải tích lũy cho bản thân những kỹ năng quan trọng sau:
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng đàm phán;
- Kỹ năng tin học văn phòng;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng quản lý và sắp xếp;
Những tố chất và kỹ năng trên sẽ là hành trang quý báu giúp bạn phát triển trên con đường nghề nghiệp Quản lý nhân sự của mình. Trong bài viết dưới đây, ACheckin sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về 12 tố chất quan trọng của người quản lý nhân sự chuyên nghiệp cùng các kỹ năng cần phải có.
Nội dung
Toggle- 1. Ngành quản lý nhân sự là gì?
- 2. 12 tố chất quan trọng của người quản lý nhân sự chuyên nghiệp
- 2.1 Tinh thần trách nhiệm với công việc
- 2.2 Khả năng quan sát tốt
- 2.3 Khả năng phán đoán và tầm nhìn sâu rộng
- 2.4 Tính kiên trì, nhẫn nại
- 2.5 Có tính công bằng, thấu hiểu
- 2.6 Tư duy nhạy bén và giải quyết công việc
- 2.7 Có khả năng giao tiếp tốt với nhân sự
- 2.8 Khả năng lắng nghe
- 2.9 Chính trực
- 2.10 Chịu được áp lực công việc
- 2.11 Khả năng linh hoạt, thích ứng môi trường
- 2.12 Có tính chủ động luôn cập nhật thông tin
- 3. Người quản lý nhân sự cần có kỹ năng gì?
- 4. Người hướng nội có hợp làm quản lý nhân sự không?
1. Ngành quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự (HR) là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hành trình của người lao động, từ giai đoạn ứng viên cho đến khi họ nghỉ việc. Nhiệm vụ chính của HR bao gồm sàng lọc, tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
Bên cạnh đó, phòng ban này cũng định hình quy trình làm việc cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời, HR còn đảm nhiệm việc quản lý các chính sách liên quan đến phúc lợi, bồi thường và thanh toán tiền lương của nhân viên.
Để làm việc và phát triển trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn cần phải sở hữu và trau dồi những tố chất và kỹ năng quan trọng. Đây được xem là những hành trang quý báu, là nền tảng giúp một người làm Nhân Sự vững vàng và phát triển tốt trên con đường sự nghiệp của mình. Sau đây là 12 tố chất quan trọng mà một người HR cần phải có.
2. 12 tố chất quan trọng của người quản lý nhân sự chuyên nghiệp
2.1 Tinh thần trách nhiệm với công việc
Đối với HR, tinh thần trách nhiệm giúp họ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chính sách phúc lợi, lương, thưởng một cách đáng tin cậy. Bên cạnh đó, tố chất này giúp HR luôn có thái độ làm việc chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ và đảm bảo lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp.
Tinh thần trách nhiệm kết hợp cùng khả năng quan sát tốt giúp HR dễ dàng trong việc nhận diện và phân tích vấn đề, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
2.2 Khả năng quan sát tốt
Khả năng quan sát tốt giúp HR dễ dàng đánh giá và giải quyết các khiếu nại tại nơi làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt với các trường hợp phàn nàn về thái độ không chuẩn mực nơi công sở. Ngoài ra, kỹ năng này cũng giúp HR nắm bắt được khả năng thực hiện công việc của nhân sự, từ đó đưa ra các chính sách lương thưởng phù hợp.
Quan sát tốt là cần thiết, nhưng nếu không sở hữu năng lực phán đoán và tầm nhìn sâu rộng, HR cũng không thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
2.3 Khả năng phán đoán và tầm nhìn sâu rộng
Khả năng phán đoán và tầm nhìn sâu rộng giúp HR đưa ra các quyết định về nhân sự mang tính chiến lược và dài hạn. HR sở hữu tố chất này có khả năng đảm bảo sự ổn định trong môi trường làm việc, hạn chế các tranh chấp, chia rẽ nội bộ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp.
Để trở thành một HR tốt, việc sở hữu khả năng phán đoán và tầm nhìn chiến lược là chưa đủ, bạn còn phải rèn luyện được tính kiên trì và nhẫn nại.
2.4 Tính kiên trì, nhẫn nại
Các công việc của HR có tính lặp lại, dễ nảy sinh tâm lý nhàm chán. Ngoài ra, việc lựa chọn một ứng viên phù hợp trong hàng trăm CV cũng mang tính thách thức và đòi hỏi sự tỉ mỉ. Do đó, HR buộc phải sở hữu tính kiên trì và nhẫn nại. Tố chất này sẽ giúp bạn làm việc chăm chỉ, vượt qua sự nản chí để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Không những kiên trì và nhẫn nại, sự công bằng và thấu hiểu cũng là một trong những tố chất quan trọng bạn cần sở hữu nếu mong muốn trở thành một HR giỏi.
2.5 Có tính công bằng, thấu hiểu
Là một người HR, bạn cần phải bỏ qua mọi cảm xúc, thiên kiến cá nhân để đảm bảo việc thực hiện công việc mang đến sự công bằng cho tất cả người lao động. Từ các quyết định liên quan đến tuyển dụng, đánh giá hiệu suất, giải quyết tranh chấp,… đều phải đảm bảo tính công minh, khách quan và thấu hiểu để nhân viên yên tâm làm việc.
Làm việc trong bộ phận có khối lượng công việc khá nặng, người làm HR cần phải trau dồi cho bản thân tư duy nhạy bén và giải quyết công việc tốt.
2.6 Tư duy nhạy bén và giải quyết công việc
Sự nhạy bén giúp HR dễ dàng thích ứng với nhiều tình huống, môi trường khác nhau. Tố chất này mang đến sự linh hoạt, khả năng nhìn đa chiều cho HR trong giải quyết công việc và xử lý vấn đề. Ngoài ra, sự nhạy bén còn giúp HR dễ dàng nhận ra cảm xúc của người lao động, từ đó chia sẻ và cung cấp các sự hỗ trợ phù hợp.
Là bộ phận làm việc gắn liền với người lao động, HR không thể thiếu khả năng giao lưu, đối ngoại tốt.
2.7 Có khả năng giao tiếp tốt với nhân sự
Quản lý toàn bộ trải nghiệm làm việc của nhân sự, HR luôn phải tạo một “sợi dây” kết nối vô hình với toàn bộ người lao động. HR cần phải giao tiếp tốt để nắm bắt các nhu cầu và mối quan tâm của nhân viên và tìm cách giải quyết chúng. Đồng thời, tố chất này sẽ giúp HR giải quyết các khiếu nại, xung đột của nhân sự một cách phù hợp nhất.
Để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất, giao lưu và đối ngoại tốt là chưa đủ, HR còn cần sở hữu khả năng lắng nghe thấu hiểu.
2.8 Khả năng lắng nghe
Khả năng lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm trước mọi vấn đề của người lao động giúp HR có sự hiểu biết sâu sắc về nhân viên trong công ty. Đây chính là chìa khóa giúp HR kiến tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng, luôn sẵn lòng hỗ trợ, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu cần thiết của người lao động.
Phải thực hiện các công việc liên quan đến tài chính như chấm công, lương, thưởng,… của người lao động, HR bắt buộc phải là người chính trực. Đây là một tố chất quan trọng của người quản lý nhân sự.
2.9 Chính trực
HR phải đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng trong tất cả công việc liên quan đến người lao động. Đồng thời, trong quá trình làm việc, HR cần đặc biệt tuân thủ các bộ luật liên quan đến người lao động như Luật lao động, Luật chống phân biệt đối xử,…
Có thể thấy, để làm một nhân viên HR giỏi không phải là đơn giản. Bên cạnh các công việc mang tính lặp lại như xử lý sổ sách, HR còn phải thường xuyên xử lý các công việc phát sinh khác đến từ người lao động, ban lãnh đạo. Do đó, một tố chất quan trọng của người quản lý nhân sự đó chính là chịu được áp lực công việc.
2.10 Chịu được áp lực công việc
Là bộ phận có khối lượng công việc khá nặng, đôi khi, HR phải xử lý nhiều đầu việc trong cùng một lúc. Bên cạnh đó, đôi khi có các công việc phát sinh ngoài kế hoạch đòi hỏi HR phải có khả năng phân bổ thời gian, sắp xếp và ưu tiên công việc hợp lý nhất. Có thể thấy rằng, để làm HR giỏi, bạn cần phải chịu được áp lực công việc.
Nhiều người luôn nhầm lẫn HR luôn làm việc theo quy trình cứng nhắc. Ngược lại, sự linh hoạt là tố chất hàng đầu đối với một người quản lý nhân sự.
2.11 Khả năng linh hoạt, thích ứng môi trường
Mỗi công ty sẽ có các quy trình và quy định riêng để ổn định sự vận hành của tổ chức. Đôi khi, có những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn và nếu đem quy định, quy trình áp dụng sẽ khiến nhân viên bất mãn. Do đó, một HR giỏi cần phải biết linh hoạt, khéo léo xử lý tình huống sao cho “thấu tình đạt lý” nhất.
Để trở thành HR giỏi, bạn cần phải luôn chủ động trong việc cập nhật các thông tin mới.
2.12 Có tính chủ động luôn cập nhật thông tin
Với môi trường biến động liên tục với các cải tiến về thông tin và công nghệ, HR cần phải có khả năng chủ động cập nhật để xây dựng, nâng hệ thống quy trình, vận hành trong tổ chức. Điều này sẽ giúp cho hiệu suất công việc của người lao động được cải tiến và mang lại sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.
3. Người quản lý nhân sự cần có kỹ năng gì?
Bên cạnh 12 tố chất quan trọng, người làm quản lý nhân sự cũng cần sở hữu những kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng giao tiếp
Trong công việc hàng ngày, HR cần phải giao tiếp thường xuyên với lãnh đạo, người lao động từ các bộ phận, phòng ban. Giao tiếp tốt không chỉ nằm ở việc diễn đạt câu chữ rõ ràng mà còn lắng nghe thấu cảm. Một người làm HR giỏi sẽ có khả năng đưa ra thông điệp rõ ràng, giải quyết các xung đột và xây dựng mối quan hệ tốt với người lao động.
- Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán giúp HR có thể lắng nghe và giải quyết ổn thỏa các mối bận tâm của người lao động. Bên cạnh đó, sở hữu kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho HR trong quá trình tuyển dụng nhân sự. HR với khả năng đàm phán có thể xây dựng các mối quan hệ tốt, tạo nên môi trường làm việc lý tưởng và gắn kết nội bộ công ty vững mạnh.
- Kỹ năng tin học văn phòng
Đối với công việc liên quan đến sổ sách, hồ sơ, và nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, ngươài làm quản lý nhân sự cần phải thành thạo kỹ năng tin học văn phòng Nói cụ thể, HR phải có khả năng làm việc hiệu quả với các công cụ như bảng tính, xử lý văn bản, và các ứng dụng văn phòng khác.
Trong thời đại 4.0, một HR chuyên nghiệp cần phải am hiểu và vận hành được các phần mềm quản lý công việc tự động. Mọi nghiệp vụ chuyên môn như tính toán công lương xây dựng báo cáo và phân tích dữ liệu nhân sự, … đều có thể xử lý nhanh chóng trên một công cụ tự động chuyên nghiệp (Ví dụ: Phần mềm quản lý nhân sự ACheckin).
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Thường xuyên đối mặt với mọi tình huống, HR cần có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề bằng cách lập luận logic. Một HR giỏi cần dựa trên số liệu, dữ liệu để đưa ra các quyết định cuối cùng. Kết hợp cùng kỹ năng giao tiếp và sự quyết đoán sẽ giúp HR xử lý tốt các công việc của mình.
- Kỹ năng quản lý và sắp xếp
Với khối lượng công việc nặng nề, một HR giỏi cần biết cách quản lý và tổ chức công việc của mình. Bên cạnh kế hoạch ngày, HR sẽ dễ phải xử lý thêm các công việc phát sinh khác. Điều này đòi hỏi HR cần phải biết công việc nào nên là ưu tiên và có các phân bổ thời gian hợp lý nhất.
4. Người hướng nội có hợp làm quản lý nhân sự không?
Người hướng nội thường thích môi trường làm việc ít yêu cầu tương tác xã hội, và ngành quản lý nhân sự có thể là một sự lựa chọn phù hợp. Trong lĩnh vực này, công việc tập trung vào quản lý quy trình, xử lý hồ sơ, sổ sách, và ít yêu cầu gặp gỡ nhiều người.
Điều này làm cho người hướng nội có cơ hội tận dụng sự tập trung và tích hợp khả năng quan sát của họ. Những người làm HR hướng nội thường thích quản lý thông tin và theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên một cách tổ chức và chi tiết.
Vừa rồi, ACheckin đã giới thiệu đến bạn các tố chất quan trọng của người quản lý nhân sự. Có thể thấy, để trở thành một người làm HR, bạn phải thường xuyên trau dồi các tố chất và kỹ năng quan trọng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin tham khảo nếu muốn trở thành một HR giỏi!