Bạn yêu thích nghề HR? Bạn đang tìm hiểu về các vị trí trong phòng nhân sự để có cơ hội làm việc, học tập cũng như phát triển bản thân trong ngành này? Để có câu trả lời trọn vẹn nhất, mời bạn dành ít phút tham khảo bài viết sau đây.
HR (viết tắt của human resources hoặc human resource) dùng để chỉ người hoặc phòng ban chuyên làm các công việc và chịu trách nhiệm liên quan đến nhân lực của tổ chức như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương, các gói phúc lợi, các công việc liên quan đến kỷ luật, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.
Nhiệm vụ của bộ phận HR:
– Tuyển dụng nhân sự mới
– Quản lý quy trình nghỉ việc
– Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
– Giải quyết các vấn đề về nhân sự hiện tại
Tùy vào quy mô và mong muốn của mỗi công ty doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhiều vị trí khác nhau. Nhưng về cơ bản, các vị trí trong phòng nhân sự thường sẽ bao gồm: Giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự, quản lý hành chính nhân sự, chuyên viên nhân sự, chuyên viên đào tạo phát triển, chuyên viên tiền lương và phúc lợi.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể từng vị trí tương ứng với nhiệm vụ công việc bên dưới đây.
Nội dung
Toggle1. Giám đốc nhân sự
Chief Human Resources Officer – Giám đốc nhân sự – đầu tàu của phòng HR, người nắm giữ chức vụ cao nhất trong số các vị trí nhân sự trong phòng nhân sự hiện nay. Họ chính là người giám sát toàn bộ nguồn nhân lực trong tổ chức, xây dựng chiến lược, đưa ra các quyết định tốt nhất giúp phòng nhân sự và doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Thông thường thì các công ty có quy mô lớn mới có giám đốc nhân sự.
Người muốn ứng tuyển vào vị trí Giám đốc nhân sự cần có bằng Thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực về nhân sự, quản trị và các lĩnh vực có liên quan đi kèm với nhiều kỹ năng khác.
2. Trưởng phòng nhân sự
Sau Giám đốc nhân sự sẽ đến Trưởng phòng nhân sự (HR manager) phụ trách việc lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động và công việc liên quan trực tiếp đến quản trị nhân sự. Đồng thời họ còn giám sát việc tuyển dụng, đánh giá người mới, đóng góp ý kiến với các giám đốc cấp cao để đưa ra các quyết định quan trọng.
Trưởng phòng nhân sự chính đóng vai trò là cầu nối giữa các nhà quản lý trong doanh nghiệp với toàn thể nhân viên cấp dưới.
3. Quản lý hành chính nhân sự
Quản lý hành chính nhân sự (HR admin) là một trong số các vị trí công việc trong phòng nhân sự quan trọng mà bạn cần biết. HR admin đảm nhận công việc quản lý & sắp xếp & lưu trữ hồ sơ giấy tờ của nhân viên một cách khoa học, thường xuyên cập nhật tài liệu thông tin về nguồn lực của doanh nghiệp và quản lý thông tin hành chính của nhân sự để liên hệ khi cần đến.
Ngoài ra nhân viên hành chính nhân sự cũng sẽ tham gia vào hỗ trợ chuẩn bị các hoạt động nội bộ, hội thảo, talkshow…… hoặc vệ sinh, văn phòng phẩm.
4. Chuyên viên nhân sự
Đa số các ứng viên sẽ tiếp xúc với người này khi ứng tuyển vào doanh nghiệp. Họ là chuyên viên nhân sự – Recruitment Specialist, chuyên đảm nhận các công việc về tìm kiếm, tiếp cận ứng viên tiềm năng và tuyển dụng phù hợp với vị trí công việc.
Ví dụ phòng Marketing có nhu cầu tuyển dụng một nhân viên nội dung. Trưởng phòng sẽ đưa ra một số yêu cầu liên quan đến công việc. Căn cứ vào đó, chuyên viên nhân sự bắt đầu tìm kiếm và tuyển dụng người phù hợp nhất với các yêu cầu. Nếu không hoàn thành công việc đồng nghĩa với việc không hoàn thành KPI được giao.
Tuyển dụng luôn luôn tiếp diễn nhằm bổ sung nhân lực kịp thời cho doanh nghiệp. Chuyên viên nhân sự vừa là người giám sát quá trình tuyển dụng vừa là cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng với các ứng viên.
5. Chuyên viên đào tạo và phát triển
Đúng như tên gọi, chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist) là người lên kế hoạch, xây dựng, tổ chức và thực hiện các chương trình, khóa học đào tạo nhằm phát triển trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng khác phục vụ cho công việc.
6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi
Cuối cùng, nhắc đến các vị trí nhân sự trong phòng nhân sự thì chắc chắn không thể thiếu chuyên viên tiền lương và phúc lợi C&B – Compensations and Benefits Specialist, người đảm bảo các chế độ phúc lợi cho nhân sự, quản lý dữ liệu tiền lương – thưởng, nhận xét hiệu suất thực hiện công việc mỗi năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về lương thưởng thường xuyên để triển khai, đảm bảo lợi ích của người lao động.
Vẫn còn một số vị trí khác nữa mà chúng tôi chưa có cơ hội đề cập đến. Với những thông tin về tên gọi, công việc, trách nhiệm, quyền hạn…. của các vị trí trong phòng nhân sự trên đây, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về công việc trong ngành HR. Nếu bạn muốn thử sức với một trong số những vị trí tiềm năng trên đây thì đừng ngại nhé.