Lãnh đạo dựa vào điểm mạnh – Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của đội nhóm

Quản lý nhân viên hiệu quả chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với bất kỳ người lãnh đạo nào. Hầu hết các nhà quản lý đều phải vật lộn để giải quyết các nhiệm vụ của họ và của các thành viên trong nhóm bằng việc lãnh đạo dựa vào điểm mạnh (strength based leadership) – tận dụng tối đa các kỹ năng và khả năng của mọi người.

Ví dụ, bạn phải biên dịch dữ liệu cho một báo cáo quan trọng, nhưng dữ liệu chưa bao giờ là chuyên môn của bạn. Có thể, một người nào đó khác trong nhóm của bạn có chính xác những kỹ năng bạn cần – và họ sẽ chớp lấy cơ hội để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Strength-Based leadership – Lãnh đạo dựa trên điểm mạnh có thể giúp cả hai đạt được mục tiêu của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi khám phá cách bạn có thể sử dụng phương pháp này để phát triển bản thân và các thành viên khác. Chúng tôi cũng xem xét những lợi ích và hạn chế của nó, đồng thời tìm hiểu cách áp dụng để việc quản lý nhân sự hiệu quả hơn.

Lãnh đạo dựa vào điểm mạnh - Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của đội nhóm 1
Strength-Based leadership – Lãnh đạo dựa trên điểm mạnh

1. Lãnh đạo dựa vào điểm mạnh (Strength-based leadership) là gì?

Lãnh đạo dựa vào điểm mạnh hay strengths-based leadership là phong cách lãnh đạo dựa vào khả năng xác định và sử dụng một cách tốt nhất điểm mạnh của chính bạn và các thành viên trong nhóm.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoặc những thành viên khác không học thêm các kỹ năng mới. Nhưng bạn sẽ có thể giao những nhiệm vụ mà bạn không quá giỏi cho những người khác có kỹ năng hoặc kinh nghiệm hơn.

Trong cuốn sách “Strengths Based Leadership: Great Leaders, Teams, and Why People Follow,” (2009), các nhà tư vấn Tom Rath và Barry Conchie lập luận rằng những đội thành công nhất có rất nhiều khả năng khác nhau. Khi bạn biết điểm mạnh chính của từng thành viên trong nhóm, bạn có thể áp dụng chúng để đạt lợi ích cho cả nhóm.

2. Tại sao lãnh đạo dựa vào điểm mạnh giúp quản lý nhân viên hiệu quả?

Phương pháp tiếp cận dựa trên điểm mạnh có thể giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả hơn và tăng hiệu suất của nhóm theo một số cách.

Đầu tiên, bạn nên biết rằng bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ các thành viên trong nhóm, nó sẽ thúc đẩy việc ủy quyền hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng, yêu cầu giúp đỡ là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải điểm yếu và nó giúp bạn tập trung vào những gì bạn có thể làm tốt nhất.

Chia sẻ trách nhiệm cũng có thể kích thích sự sáng tạo, đổi mới và ý thức làm chủ trong nhóm của bạn. Khi bạn nhận ra điểm mạnh của các thành viên trong nhóm, bạn có thể quản lý nhân sự hiệu quả hơn bằng cách cho họ thấy rằng bạn tin tưởng vào khả năng của họ. Kết quả là, họ có thể sẽ cảm thấy tự tin hơn để nói lên và bày tỏ ý kiến của riêng mình. Điều đó góp phần vào việc xây dựng quyền lực chuyên gia, giúp nâng cao động lực và giá trị bản thân của họ.

Lãnh đạo dựa trên điểm mạnh (Strengths-Based leadership) có thể tăng cường sự tham gia của nhóm và sự hài lòng trong công việc. Một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy chỉ có 1% nhân viên cảm thấy không hài lòng nếu người quản lý của họ tập trung vào điểm mạnh, trong khi 40% sẽ trở nên chán nản nếu các kỹ năng chính của họ bị bỏ qua.

Hơn nữa, cách tiếp cận dựa trên ưu điểm khuyến khích bạn nhìn nhận khả năng và năng khiếu cá nhân của họ để tuyển dụng người. Điều này có thể dẫn đến sự gắn kết trong nhóm lớn hơn, vì các thành viên trong nhóm bổ sung thiếu sót cho nhau thay vì cạnh tranh trong cùng một “lãnh thổ”. Nó cũng có thể tạo ra một đội nhóm đa dạng hơn, với nhiều sức mạnh, bộ kỹ năng, thái độ và giá trị văn hóa.

Lãnh đạo dựa vào điểm mạnh - Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của đội nhóm 2
Vì sao lãnh đạo dựa vào điểm mạnh (Strength-Based leadership) giúp quản lý nhân viên hiệu quả?

3. Hạn chế của lãnh đạo dựa vào điểm mạnh (Strength-based leadership)

Mặc dù phong cách lãnh đạo dựa vào điểm mạnh có thể giúp quản lý nhân viên hiệu quả hơn, không thể phủ nhận rằng phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định.

  • Hạn chế cơ hội phát triển của nhân viên: khuyến khích mọi người chỉ tập trung vào điểm mạnh của họ làm kiến thức và kỹ năng không được mở rộng sang những lĩnh vực khác. Đôi khi, việc thúc đẩy các thành viên trong nhóm của bạn tham gia vào nhiệm vụ khác có thể giúp bộc lộ những kỹ năng mà họ chưa từng biết.
  • Nhân viên cảm thấy chán nản, thất vọng: Trong khi những người khác đang phát triển các lĩnh vực chuyên môn mới thì họ chỉ lặp đi lặp lại những công việc cũ. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm của bạn có thể trở nên quá thoải mái vdẫn đến kém sáng tạo và thiếu sự đổi mới.
  • Đôi khi, sự gắn kết nhóm mạnh mẽ dẫn đến việc các thành viên trong nhóm có quan điểm bất đồng nhưng không lên tiếng vì họ không muốn đi ngược lại sự đồng thuận.
  • Gặp vấn đề trong tuyển dụng: chỉ thu hút những người có suy nghĩ giống bạn và có quan điểm tương tự, thay vì những người mang lại góc nhìn mới mẻ có thể thúc đẩy văn hóa và sự phát triển của công ty.

4. Điểm mạnh, điểm yếu của Teams và Leaders

Nếu bạn áp dụng phương pháp lãnh đạo dựa trên điểm mạnh trong nhóm của mình, điều quan trọng là phải có đầy đủ các kỹ năng mềm, cũng như khả năng kỹ thuật và vận hành cần thiết để hoàn thành công việc.

Rath và Conchie xác định bốn nhóm kết hợp để tạo ra khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và hoạt động nhóm hiệu quả:

  • Khả năng hoàn thành công việc (Executing): Một người thực hành tốt có kỹ năng sắp xếp và kiểm soát các nhiệm vụ, sự kiện và con người. Họ nhất quán, tập trung và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho công việc.
  • Ảnh hưởng (Influence): gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục người khác hỗ trợ các ý tưởng, dự án, nhiệm vụ, thái độ hoặc cách tiếp cận của tổ chức.
  • Xây dựng mối quan hệ (Relationship Building): khả năng khuyến khích mọi người làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu hoặc tham vọng chung.
  • Tư duy chiến lược (Strategic thinking): một nhà tư duy chiến lược có kỹ năng phân tích thông tin, nhìn thấy các liên kết và kết nối, và có góc nhìn đa chiều.

Đọc thêm: Lãnh đạo theo mục tiêu: Phong cách lãnh đạo GenZ

Lãnh đạo dựa vào điểm mạnh - Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của đội nhóm 3
Áp dụng phương pháp lãnh đạo dựa vào điểm mạnh (strength-based leadership) như thế nào?

5. Áp dụng phương pháp lãnh đạo dựa vào điểm mạnh vào thực tế

Bước đầu tiên để sử dụng hiệu quả khả năng lãnh đạo dựa trên điểm mạnh là lùi lại một bước và đánh giá điểm mạnh của bản thân. Bạn giỏi nhất ở lĩnh vực nào? Điểm yếu của bạn là gì?

Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT để thấu hiểu bản thân mình hơn. Khám phá những điểm mạnh độc đáo của bạn và tự hỏi bản thân, “Kỹ năng lãnh đạo của tôi đang ở mức nào?”. Bên cạnh đó, có một số trang web hoặc công cụ giúp bạn phân tích, tận dụng lợi thế của mình.

Đọc thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 4 điểm mấu chốt để trở thành lãnh đạo hiệu quả

Tiếp đến, để quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cũng cần phải tìm ra điểm mạnh của nhân viên. Khi bạn đã biết rõ điểm mạnh nằm ở đâu, bạn có thể điều chỉnh công việc của họ cho phù hợp với bộ kỹ năng đó. Lắng nghe cẩn thận những ý kiến của các thành viên trong nhóm trong quá trình đánh giá hiệu suất, đặc biệt khi họ muốn thảo luận về một kỹ năng chưa được phát triển trước đó. Luôn theo dõi nhóm sát sao và sẵn sàng đón nhận phản hồi về hiệu suất của chính bạn.

Khi tuyển dụng nhân tài mới, hãy sử dụng Phỏng vấn dựa trên năng lực để đảm bảo rằng bạn có được sự kết hợp hoàn hảo giữa các kỹ năng và kiến thức. Hãy đảm bảo rằng bất kỳ ai bạn lựa chọn sẽ là mảnh ghép phù hợp trong nhóm của bạn.

Bài viết liên quan
Mục lục