Sản xuất hiệu năng với mô hình Lean Manufacturing

Sản xuất hiệu năng với mô hình Lean Manufacturing

Mô hình quản trị hiện đại Lean Manufacturing được ra đời nhằm mục đích giúp quy trình sản xuất trở nên tinh gọn, loại bỏ sự lãng phí không cần thiết. Ngày nay, mô hình Lean được phát triển và ứng dụng trên toàn thế giới như một tiếp cận đột phá, nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành tác nghiệp một cách hiệu quả, bền vững, và có thể linh hoạt thay đổi trong kỷ nguyên VUCA.

1. Lean Manufacturing là gì?

Lean manufacturing (sản xuất tinh gọn) là thuật ngữ xuất hiện từ năm 1990. Thuật ngữ này được dùng để gọi tên cho các phương pháp sản xuất tinh gọn và liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh so với đối thủ. Hiện nay, LEAN đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Sản xuất hiệu năng với mô hình Lean Manufacturing 1

2. Mục tiêu của Lean Manufacturing

Mô hình sản xuất tinh gọn – LEAN, hướng đến việc cải thiện những quy trình phức tạp, không cần thiết trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Giảm thiểu sự lãng phí do sản xuất dư thừa, tinh giảm mọi chi phí
  • Loại bỏ những công đoạn phức tạp, rắc rối trong quá trình sản xuất.
  • Hạn chế hàng tồn kho, ứ đọng
  • Giảm thiểu thời gian chờ đợi và vận chuyển hàng hóa
  • Hạn chế thời gian vô ích, thời gian chết trong chu trình sản xuất
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm, hạn chế những sản phẩm lỗi
  • Tăng năng suất lao động, tối đa hóa nguồn nhân lực
  • Gia tăng sản lượng của sản phẩm, dịch vụ
  • Tận dụng tối ưu các thiết bị, mặt bằng sẵn có của doanh nghiệp
  • Nâng cao tính linh động khi có sự thay đổi trong quá trình sản xuất

3. Lợi ích của khi ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn Lean

Giảm thiểu sự lãng phí

Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing giúp doanh nghiệp loại bỏ sự lãng phí không cần thiết như: sự dư thừa và tồn đọng của các loại vật liệu, phế phẩm, số lượng hàng hóa đầu vào bị tồn kho… Việc này góp phần giúp doanh nghiệp tinh giảm chi phí, hạn chế sự dư thừa, và đáp ứng nhu cầu sản xuất vừa đúng, vừa đủ cho doanh nghiệp.

Sản xuất hiệu năng với mô hình Lean Manufacturing 2

Tối ưu hóa năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Loại bỏ những công đoạn cầu kỳ, phức tạp. Hạn chế khoảng thời gian chờ đợi trong chu trình sản xuất. Tận dụng tối đa các nguồn lực. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và nắm bắt tiến độ công việc trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng hóa dịch vụ cũng ngày càng được nâng cao.

Rút ngắn thời gian trong từng công đoạn sản xuất

Nhiều công đoạn sản xuất phức tạp, rắc rối, đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực, tốn nhiều thời gian chờ đợi và vận chuyển. Điều này khiến cho tinh thần làm việc suy giảm và chu kỳ sản xuất kéo dài. Tuy nhiên, nhờ có mô hình sản xuất tinh gọn, các bước trong sản xuất đã được rút ngắn, nhanh gọn, dễ dàng, và tiết kiệm thời gian.

Sản xuất hiệu năng với mô hình Lean Manufacturing 3

Tận dụng tất cả thiết bị, không gian, và nguồn lực sẵn có

Cải thiện, bố trí mặt bằng sản xuất, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng được tối đa được những nguồn lực sẵn có. Sau cùng là giúp tinh giảm chi phí, và hạn chế thời gian chết (dư thừa).

Thúc đẩy tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất

Trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự cải tiến trong hoạt động sản xuất, tính thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Bởi vậy, Lean Manufacturing đã chung tay thúc đẩy doanh nghiệp thích ứng với những biến động không ngừng, góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa trong hoạt động sản xuất.

Sản xuất hiệu năng với mô hình Lean Manufacturing 4

4. Kết quả của mô hình Lean

Ngày nay, LEAN được biết đến và thừa nhận rộng rãi trên thế giới như là một trong những phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả nhất theo quan điểm cạnh tranh về chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, lắp đặt, chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng. Trên thực tế, mô hình Lean Manufacturing đã được ứng dụng trong hoạt động sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản và thu về những số liệu đáng nể như:

  • Mặt bằng sản xuất (không gian máy móc thiết bị, khu làm việc, các bộ phận sản xuất và cung cấp dịch vụ) của mỗi máy trung bình giảm gần 45%
  • Các vật liệu, phế phẩm giảm đáng kể đến 90%
  • Chu kỳ sản xuất giảm mạnh từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày
  • Thời gian giao hàng cũng rút ngắn từ 4 – 20 tuần xuống còn 1 – 4 tuần

Hệ thống Lean cung cấp một chiến lược điều hành hoàn hảo để đạt được và duy trì hệ thống hoạt động tối ưu cũng như sự hài lòng của khách hàng. Với việc áp dụng Lean Manufacturing, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp trở nên dễ dàng, hiệu quả, diễn ra trong thời gian ngắn hơn, và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Bài viết liên quan
Mục lục