Quy định về hệ số lương và cách tính theo hệ số 2023

Nắm chắc kiến thức liên quan đến quy định về hệ số lương cũng như cách tính lương theo hệ số giúp ích rất nhiều cho người lao động, đặc biệt là cán bộ công chức đang làm việc trong cơ quan Nhà nước. Do đó việc dành ít phút để đọc bài viết sau, chắc chắn bạn sẽ có được nhiều kiến thức bổ ích.

Trước khi tìm hiểu cách tính lương theo hệ số thì chúng ta hãy xem qua khái niệm hệ số lương được hiểu như thế nào nhé.

Bạn biết gì về hệ số lương?

Hệ số lương là chỉ số rõ ràng nhất thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc, công việc,… dựa trên các yếu tố trình độ và bằng cấp. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho nhân viên, cán bộ nhà nước hoặc được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân sự trong các doanh nghiệp.

Quy định về hệ số lương và cách tính lương theo hệ số 1

Trong các đơn vị nhà nước, mỗi nhóm ngành, cấp bậc sẽ có khung hệ số lương riêng. Ví dụ, cán bộ công chức có hệ số khác với giảng viên đại học, công an, lực lượng vũ trang nhân dân. Cấp bậc cao và đóng vai càng trò quan trọng thì hệ số lương càng cao.

Trong các doanh nghiệp không trực thuộc khối nhà nước, hệ số lương được sử dụng để biểu hiện cấp độ khác nhau về bậc lương của người lao động căn cứ vào trình độ, bằng cấp và chức vụ. Tùy thuộc vào quy định trong doanh nghiệp, hệ số này sẽ thay đổi theo.

Hiện nay, luật nhà nước quy định hệ số lương tương ứng với trình độ, cấp bậc, bằng cấp khác nhau trong các doanh nghiệp. Cụ thể:

– Trình độ Đại học: hệ số lương cơ bản là 2.34
– Trình độ Cao đẳng: Hệ số lương cơ bản là 2.10
– Trình độ Trung cấp: Hệ số lương cơ bản là 1.86

Tóm lại, hệ số lương là chỉ số rõ ràng nhất thể hiện mức chênh lệch giữa các cấp bậc, các vị trí. Hệ số càng cao, mức lương của cán bộ nhân viên và người lao động càng cao.

Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Bên cạnh hệ số lương, người lao động cần quan tâm đến khái niệm lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.

Lương cơ sở: Là bậc lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.

Lương tối thiểu vùng: Là là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó chia ra thành mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; đảm bảo đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng; và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Quy định về hệ số lương và cách tính lương theo hệ số 3

Quy định về hệ số lương và cách tính lương theo hệ số

Văn bản áp dụng

Lương cơ bản là khoản tiền lương ghi trong hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ (người sử dụng lao động – doanh nghiệp). Đây là mức lương dùng làm căn cứ tính đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ; không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hay các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

Căn cứ theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, hệ số lương trong các Công ty nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

Quy định về hệ số lương và cách tính lương theo hệ số 2

Tuy nhiên, tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/7/2013, tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước) sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Quy định cũ về cách tính hệ số lương tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP được xóa bỏ.

Cách tính lương theo hệ số

Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định. Mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) hiện nay (áp dụng từ 1/7/2019) là 1.490.000đ/tháng
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.

Cách tính mức lương theo hệ số lương áp dụng từ ngày 01/07/2019 được tính theo công thức sau:

Mức lương = 1.490.000 VNĐ x Hệ số lương hiện hưởng

Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Ngoài ra, tương ứng với mỗi ngành nghề, bên cạnh mức lương cơ bản, NLĐ còn có thể được nhận thêm các khoản phụ cấp theo hệ số tương ứng theo quy định. Khi đó, mức thu nhập hàng tháng sẽ tăng lên đáng kể.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.

Ngoài mức lương chính, các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp căn cứ vào chức vụ, công việc, thâm niên của từng đối tượng cụ thể. Từng trường hợp mà mức lương phụ cấp sẽ được tính khác nhau.

Cách tính lương theo hệ số KPI

Ngoài hệ số lương, rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống lương 3P hay tính lương theo KPI vì nó công bằng, phản ánh đúng hiệu quả công việc của mỗi cá nhân.

Lương 3P được xây dựng sao cho các cấu phần thu nhập cá nhân phản ánh được ba yếu tố (1) Position – Ví trị công việc; (2) Person – Năng lực cá nhân; (3) Performance – Kết quả công việc.

  • P1- Vị trí: Căn cứ xác định khung lương trên cơ sở đánh giá giá trị công việc và đối chiếu với thị trường và chiến lược nhân sự của doanh nghiệp
  • P2 – Năng lực cá nhân: Căn cứ xếp bậc lương
  • P3 – KPI hay kết quả công việc: Căn cứ tính lương kết quả hay lương biến đổi

ACheckin – Phần mềm tính lương giá hấp dẫn nhất thị trường

Tính lương và Quản lý tiền lương ACheckin là tính năng thuộc giải pháp ACheckin HRM. Tính năng này thay thế chuyên viên C&B:

  • Thiết lập cấu hình tính lương theo hệ thống tiền lương của doanh nghiệp
  • Tự động cập nhật đơn báo nghỉ, dữ liệu chấm công vào bảng tính lương
  • Tính lương tự động theo công thức đã thiết lập
  • Xuất phiếu lương và gửi phiếu lương tự động cho nhân sự qua ứng dụng
  • Quản lý và theo dõi lương của từng chi nhánh, bộ phận, nhân sự

Phần mềm Chấm công – Tính lương ACheckin được tin dùng bởi chuỗi cửa hàng Phê La, Jollibee, Vua Nệm, và hơn 3500 doanh nghiệp khác. Luôn dẫn đầu thị trường về chất lượng và chi phí, đây là giải pháp thay thế máy chấm công và bảng tính Excel phù hợp nhất cho doanh nghiệp Bán lẻ, F&B và Sản xuất.

Bài viết liên quan
Mục lục