Một cách để điều chỉnh phong cách lãnh đạo của bản thân là sử dụng framework phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin. Cùng nhớ lại, bạn đã từng làm việc cho nhiều nhà lãnh đạo khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Một số người rất xuất sắc, trong khi những người khác quản lý không hiệu quả một chút nào. Bạn thậm chí có thể đã từng làm việc cùng một người sếp tuyệt vời trong một số tình huống nhưng tồi tệ trong một số tình huống khác. Lý do vì người đó chỉ sử dụng duy nhất một phong cách lãnh đạo.
Để không trở thành người lãnh đạo như trên, bạn phải hiểu phong cách lãnh đạo tự nhiên của mình để điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với hoàn cảnh. Việc biết những hành vi lãnh đạo nào cần tránh cũng rất hữu ích.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 3 phong cách lãnh đạo Kurt Lewin đã xác định rất cốt lõi và chúng ta sẽ xem cách bạn có thể sử dụng mô hình của anh ấy để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.
Nội dung
ToggleGiới thiệu về mô hình phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin
Năm 1939, nhà tâm lý học Kurt Lewin đã nghiên cứu xác định ba phong cách lãnh đạo cốt lõi và vạch ra ảnh hưởng của mỗi phong cách đối với các thành viên. Nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo nhận được những kết quả khác nhau khi họ dẫn dắt nhóm của mình theo những cách khác nhau.
Mặc dù Lewin đã thực hiện nghiên cứu này nhiều thập kỷ trước, nhưng phát hiện của ông đã ảnh hưởng đến nhiều lý thuyết và cách tiếp cận lãnh đạo ngày nay, bao gồm cả “lãnh đạo chuyển đổi” – phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất để sử dụng trong kinh doanh.
3 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin đã xác định là:
- Lãnh đạo độc đoán (authoritarian).
- Lãnh đạo hợp tác (participative).
- Lãnh đạo trao quyền (laissez-faire).
Điều quan trọng là phải hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng phong cách, để bạn có thể nhận ra phong cách lãnh đạo bẩm sinh của riêng mình và điều chỉnh phương pháp tiếp cận cho phù hợp với hoàn cảnh.
Khi bạn hiểu rõ từng phong cách, bạn cũng sẽ biết những hành vi nào cần tránh nếu bạn muốn nhận được kết quả tốt nhất từ nhân viên của mình.
Nghiên cứu của Lewin diễn ra ở Hoa Kỳ. Ở các nền văn hóa khác nhau có thể phản ứng khác nhau với những phong cách lãnh đạo này. Hãy cân nhắc thêm về yếu tố văn hóa Việt Nam khi bạn áp dụng các phương pháp này.
3 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin
Hãy cùng xem xét chi tiết ba phong cách lãnh đạo của Lewin và xem cách thức và thời điểm áp dụng từng phong cách đó với nhóm của bạn.
Hãy nhớ rằng bạn có thể sử dụng các yếu tố của cả ba cách tiếp cận trong các tình huống khác nhau.
1. Lãnh đạo độc đoán
Bạn lãnh đạo một cách độc đoán khi đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm. Bạn chỉ bảo mọi người biết phải làm gì và làm như thế nào.
Lợi ích của lãnh đạo độc đoán là nó rất hiệu quả. Bạn có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và mọi người không có bất kỳ tiếng nói nào.
Mặt hạn chế là môi trường làm việc độc đoán thường gây mất tinh thần và sa sút tinh thần cho mọi người. Bạn cũng có thể bỏ lỡ những ý kiến đóng góp hay ho từ các thành viên trong nhóm. Đồng thời hạn chế nghiêm trọng sự đổi mới và hiệu suất trong nhóm của bạn.
Hơn nữa, trong nhiều nền văn hóa, mọi người khá phẫn nộ và chống lại sự lãnh đạo độc đoán một cách dễ hiểu. Nó có thể gây ra sự chia rẽ và bất hạnh trong nhóm của bạn. Thậm chí nó khiến mọi người trở nên hung hăng hoặc thù địch; dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao.
Lãnh đạo độc đoán thường thích hợp khi bạn cần đưa ra quyết định nhanh chóng trong các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên nó có hại khi nó được sử dụng hàng ngày, thường xuyên, trong môi trường làm việc hiện đại.
2. Lãnh đạo hợp tác
Với phong cách lãnh đạo hợp tác, bạn có tiếng nói trong việc ra quyết định cuối cùng. Khác với 2 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin (độc đoán và trao quyền), bạn cùng với các thành viên trong nhóm thảo luận. Điều này giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ làm việc. Đồng thời, các thành viên trong nhóm cảm thấy được trao quyền và gắn bó với công việc của họ.
Nhược điểm của lãnh đạo hợp tác là nó có thể làm chậm quá trình ra quyết định; có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội. Điều này có thể gây tổn hại đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp hoặc khủng hoảng.
3. Lãnh đạo trao quyền
Lãnh đạo trao quyền rất khó để áp dụng. Khi bạn sử dụng phong cách này, bạn cho phép các thành viên trong nhóm tự đặt mục tiêu, thời hạn hoàn thành và cách thức thực hiện công việc.
Lãnh đạo trao quyền hiệu quả nhất khi các thành viên trong nhóm có kỹ năng và động lực lớn. Nhược điểm của phong cách lãnh đạo này là nó có thể dẫn đến hiệu suất kém trong các nhóm mà mọi người có trình độ kỹ năng thấp, ít động lực hoặc ít kiến thức.
Cả 3 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin đều có thể áp dụng được vào thực tế. Tuy nhiên, biết nên sử dụng phong cách lãnh đạo nào trong từng tình huống là một thử thách. Mẹo của chúng tôi đưa ra là sử dụng những công cụ tư duy như Ma trận phong cách lãnh đạo, Path-Goal Theory để suy nghĩ về phong cách lãnh đạo tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn.
Tóm lại
Có 3 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin được ra đời năm 1939. Đó là:
- Lãnh đạo độc đoán (authoritarian).
- Lãnh đạo hợp tác (participative).
- Lãnh đạo trao quyền (laissez-faire)
Phong cách lãnh đạo Kurt Lewin là nền tảng của nhiều mô hình và khuôn khổ lãnh đạo ngày nay. Kết luận quan trọng nhất của nó là mọi người có xu hướng bất bình, sa sút tinh thần với sự lãnh đạo độc đoán. Ngược lại, bạn cần sử dụng các phương pháp lãnh đạo hợp tác hoặc trao quyền đúng lúc, đúng người, để khai thác tối đa tiềm lực của nhân sự.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn hiểu cả 3 phong cách lãnh đạo của Kurt Lewin (Lewin’s leadership styles) để vận dụng chúng linh hoạt, nhằm đạt được giá trị cao nhất của chúng.