Hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam đang áp dụng hình thức làm việc theo ca 8 tiếng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, cũng như thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên xung quanh ca làm 8 tiếng có một số vấn đề mà người lao động và HR thắc mắc nên Blog acheckin xin được giải đáp chi tiết bên dưới đây.
Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Ca làm việc 8 tiếng được xem là ca làm phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm kiến thức về ca 8 tiếng này nhé.
Nội dung
ToggleQuy định về thời gian làm việc 8 tiếng/ngày
Điều 105 Bộ luật lao động năm 2019 nêu rõ về thời gian làm việc của người lao động như sau:
Theo ngày: Thời gian làm việc không quá 08 giờ/ngày
Theo tuần: Thời gian làm việc không quá 10 giờ/ngày
Thời gian làm việc tối đa trong 1 tuần: Không quá 48 giờ/tuần
Như vậy có thể thấy rằng ca làm việc bình thường đối với người làm việc theo ngày là không quá 08 giờ/ngày; làm việc theo tuần thì ca làm việc bình thường tối đa là 10 giờ/ngày.
Thời gian nghỉ ngơi trong ca làm việc 8 tiếng
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Bộ Luật lao động 2012 về Nghỉ trong giờ làm việc:
“Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.”
Theo đó, trường hợp người lao động làm việc liên tục 08 giờ sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút và tính vào thời giờ làm việc. Còn nếu làm việc vào ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút.
Cách chia ca làm việc theo ca 8 tiếng/ngày
Có nhiều cách chia ca làm việc 8 tiếng nhưng mục đích vẫn là đảm bảo hiệu suất công việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Chia 1 ca/1 ngày
Cách này được áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
– 7:30 vào ca và kết thúc vào lúc 5:00 chiều (nghỉ trưa 30 phút)
– 8:00 vao ca và kết thúc vào lúc 5:30 phút chiều (nghỉ trưa 1 tiếng)
– 8:30 bắt đầu ca làm và kết thúc vào lúc 6:00 tối (nghỉ trưa 1 tiếng)
– 9:00 bắt đầu ca làm việc và kết thúc vào lúc 6:30 giờ tối (nghỉ trưa 1 tiếng)
Chia 3 ca 3 kíp
Thường áp dụng cho các nhà máy sản xuất, nhà hàng, khách sạn có quy mô vừa và lớn:
- Sáng: Từ 6 giờ sáng – 14 giờ chiều
- Chiều: Từ 14 giờ chiều – 22 giờ đêm
- Đêm: Từ 22 giờ đêm – 06 giờ sáng hôm sau
Chia ca làm việc bằng phần mềm
Bên cạnh các công cụ truyền thống như Excel hay Google sheet thì doanh nghiệp có thể dùng phần mềm chia ca làm việc thông minh để chia ca làm việc theo ca 8 tiếng, ca gãy, làm thêm theo ca với ưu điểm:
– Tiết kiệm tối đa thời gian phân bố ca làm
– Theo dõi và đánh giá nhân sự hiệu quả
– Đảm bảo quyền lợi và nguyện vọng nhân sự
– Xây dựng ca làm việc dễ dàng, logic, khoa học, không bị trùng lặp
– Dữ liệu ca làm tập trung, bảo mật
– Liên kết lịch làm việc với bảng công và hệ thống chấm công
ACheckin HRM được đánh giá là một giải pháp tự động tạo, chia ca làm việc, đăng ký và thay đổi ca đơn giản, thông minh, nhanh chóng.
Với ACheckin, nhà quản lý có thể:
– Tạo ca và chia ca làm việc linh hoạt
– Duyệt yêu cầu đăng ký ca, đổi ca, xoay ca ngay trên phần mềm
– Liên kết dữ liệu về ca làm lên bảng chấm công
Một giải pháp duy nhất, ACheckin thay thế toàn bộ hệ thống file excel, email, tin nhắn,… mà doanh nghiệp đang sử dụng. Với chi phí siêu tiết kiệm, ACheckin HRM giúp nhà quản lý tiết kiệm được hàng ngàn giờ 1 tháng.
Cách tính lương làm thêm giờ vào ngày thường
Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định về tiền lương làm thêm giờ:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Cụ thể, khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn tính tiền lương làm thêm giờ như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.
>>> Xem thêm: Quy định về thời gian làm việc ca đêm và cách tính tiền lương ca đêm
Phần mềm tính lương chính xác, nhanh chóng, đơn giản
Thay vì phải ngồi tính từng bảng lương của nhân viên thì bộ phận HR có thể sử dụng công cụ phần mềm tính lương để tiết kiệm thời gian và tập trung vào các nghiệp vụ khác.
Giải pháp HRM ACheckin cung cấp tính năng Quản lý tiền lương nhằm hỗ trợ người quản lý:
– Thiết lập cấu hình tính lương theo hệ thống tiền lương của doanh nghiệp
– Tự động cập nhật đơn báo nghỉ, dữ liệu chấm công vào bảng tính lương
– Xuất phiếu lương và gửi phiếu lương tự động cho nhân sự qua ứng dụng
– Quản lý và theo dõi lương của từng phòng ban, bộ phận, nhân sự
ACheckin tự hào đã được tin dùng bởi rất nhiều doanh nghiệp F&B tại Việt Nam như Jollibee. Với hệ thống quản lý nhân sự từ xa khoa học, minh bạch, giải pháp rất phù hợp với doanh nghiệp dạng chuỗi. Không chỉ vậy, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp siêu nhỏ với chi phí hấp dẫn.
Quý doanh nghiệp quan tâm tới giải pháp tính lương tự động, quản lý tiền lương của ACheckin, vui lòng LIÊN HỆ hotline 088 868 4366 hoặc ĐĂNG KÝ ngay tại đây.