HRX Show #1: Lính cũ ghét sếp mới – HR phải làm gì?

Chuyện lính cũ ghét sếp mới – Một câu chuyện chẳng mới bởi nó luôn xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào. HR thường xuyên phải đối mặt với công việc không tên “hàn gắn mối quan hệ nhân sự” cần phải làm gì? Tham khảo những chia sẻ từ các HRM/ Senior HR trong tình huống này qua HRX Show #1

HRX Show là chuỗi video chia sẻ kinh nghiệm từ các HRD/HRM/Senior HR được thực hiện bởi ACheckin. Trong HRX Show, góc nhìn được đặt từ chính những người làm HR, ngày ngày phải đối mặt với các vấn đề tưởng nhỏ nhưng không hề dễ giải quyết từ lương thưởng, chính sách đến tuyển dụng nhân sự, đào tạo và những việc không tên như hàn gắn mối quan hệ giữa nhóm lãnh đạo và nhân viên

Workshop lính cũ ghét sếp mới tại nhà A
Workshop lính cũ ghét sếp mới tại nhà A

Số đầu tiên HRX Show #1 lên sóng với chủ đề “Lính cũ ghét sếp mới” HR phải làm gì? đề cập tới vấn đề khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp.

Ba khách mời góp mặt trong số đầu tiên là chị Nguyễn Hoàng Anh – HRM Paymentwall, anh Nguyễn Ngọc Nam – Senior Talent Acquisition VP Bank, chị Tạ Hoàng Anh – HRM Biplus.

Biểu hiện của mâu thuẫn giữa lính cũ ghét sếp mới

Nói về những biểu hiện để HR nhận thấy sự mâu thuẫn giữa nhân viên cũ với người quản lý, lãnh đạo mới, các khách mời chia sẻ:

Anh Nguyễn Ngọc Nam: Những biểu hiện bên ngoài mà nhân sự có thể nhận ra được như sự chống đối: Đi muộn về sớm, chậm deadline hay thái độ, ứng xử không tốt: cãi sếp, nói xấu sau lưng.

anh Nguyễn Ngọc Nam - Senior Talent Acquisition VP Bank chia sẻ
Tại Appota, anh Nguyễn Ngọc Nam nói về chuyện nhân viên cũ – sếp mới

Chị Nguyễn Hoàng Anh: Nếu có 1 vấn đề gì đấy họ thường nói chuyện với nhau rất là gay gắt hoặc là tránh nhau ra ko nói chuyện gần như là tránh mặt nhau

Chị Tạ Hoàng Anh: Nhân viên họ giao tiếp với sếp không được thoải mái đặc biệt mình đã từng gặp một trường hơp rõ ràng sếp mới vào nhưng cái team đó họ đi liên hoan nhưng lại không có sếp

Xem thêm: https://acheckin.vn/van-hoa-doanh-nghiep-cua-vinamilk-co-nhung-diem-gi-dac-biet/

Nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn này

Chị Nguyễn Hoàng Anh:
Thứ nhất, mâu thuẫn về mặt lợi ích. Nhân viên làm lâu thường mong muốn sự thăng tiến, thậm chí đề bạt. Tuy nhiên, nhân viên phải ở dưới sự quản lý của người hoàn toàn mới khiến họ không thoải mái.

Bên cạnh đó, sự hiểu lầm trong giao tiếp cũng là một nguyên nhân. Ví dụ như giao tiếp, phân công công việc không rõ ràng, các hạng mục đánh giá với nhân viên chưa khiến họ cảm thấy công bằng.

Có thể là họ hiểu nhau, sếp nhìn thấy được thói quen cũ của nhân viên là như vậy hoặc nhân viên có thể nhìn thấy cái cách quản lý của sếp có khác biệt nhưng họ chưa tự điều chỉnh mình để sao cho khớp với nhau.

Chị Nguyễn Ngọc Anh - HRM Biplus chia sẻ tại Appota
Chị Nguyễn Ngọc Anh tâm sự về chuyện mẫu thuẫn công sở

Hậu quả của HR trong giải quyết mâu thuẫn

Anh Nguyễn Ngọc Nam:

Mức độ mâu thuẫn như thế nào thì hậu quả sẽ tương xứng như thế

Nếu mâu thuẫn ở mức độ cá nhân giữa sếp và một cá nhân ấy thì hậu quá nó cũng không quá lớn như tình trạng trì trệ trong công việc.
Còn nếu mâu thuẫn trở nên căng thẳng hơn và có xây bè kết phái có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như tiết lộ bí mật kinh doanh hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.

Ghét sếp, chuyện không mới: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/troi-oi-toi-ghet-sep-1153268070.htm

Chị Nguyễn Hoàng Anh phân tích chuyện lính cũ ghét sếp mới:

Hiệu suất công việc của bộ phận, nhân viên sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sẽ tạo ra không khí làm việc căng thẳng. Đi làm ít nhất là 8 tiếng ở văn phòng, nếu không khí làm việc căng thẳng thì chắc chắn sẽ không thể nào thoải mái được.

Nguyễn Hoàng Anh trong buổi trò chuyện tại Appota
Chị Nguyễn Hoàng Anh nói về những vấn đề công sở

Vai trò cho HR trong giải quyết mâu thuẫn

Anh Nguyễn Ngọc Nam:

HR ở đây không phải vai trò giải quyết mâu thuẫn 
chỉ vai trò đồng hành và tư vấn

Những vấn đề nhỏ giữ các cá nhân nhỏ mà mình nắm được thông tin rồi sẽ để cán bộ quản lý tự giải quyết. Đó là lúc thể hiện đúng vai trò đấy là cán bộ quản lý của phòng, và nó giúp nhân sự xây dựng được kĩ năng, kinh nghiệm dày dặn hơn.

Chị Nguyễn Hoàng Anh:
Giải pháp ngay lập tức của HR có thể làm như cuộc gặp mặt trao đổi của từng bên 1 thậm chí là thẳng thắn giữa 2 bên với nhau để giải quyết mâu thuẫn. Sau đó là HR cần trao đổi lại để nhân sự hiểu họ đang cùng chung một mục tiêu chung đó là đóng góp cho công ty phát triển.

Cốt lõi văn hoá công ty sẽ phản ánh nhiều khía cạnh, 
trong đó có mối quan hệ giao tiếp giữa người lao động với người lao động

Về dài hạn, một văn hoá học tập cởi mở, chân thành và luôn luôn có sự đóng góp ý kiến với nhau ngay từ đầu thì sẽ tránh được hiện tường bằng mặt mà không bằng lòng về sau. Công tác đào tạo định hướng nội bộ cho nhân viên cũng phải chú trọng đến mô tả văn hoá công ty.

Chị Tạ Hoàng Anh:

Ví dụ với nhân viên, HR nên thiên về hướng là bạn làm bạn, trò chuyện với họ từ những câu chuyện hàng ngày đến khi có chia sẻ chân thành về vấn đề sâu hơn.
Còn về phía sếp với vai trò của HR thì bạn phải là người đóng vai trò tư vấn cho họ. Tư vấn được các giải pháp, cách làm phù hợp hơn.

Nên có những báo cáo nhân sự thường xuyên để không để chuyện đi quá xa!

Cách thức tiếp của HR khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Chuyện lính cũ ghét sếp mới hay mẫu thuẫn với sếp mới là điều thường gặp trong công sở. Các HR và sếp mới nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết để vì mục tiêu chung của công ty.

Chúc bạn 1 ngày vui!

Bài viết liên quan
Mục lục