Điều gì khiến Google luôn đứng vững trong top “những doanh nghiệp đáng làm việc nhất thế giới” suốt 8 năm liền do Fortune bình chọn? Chiến lược quản lý nhân sự của Google chính là yếu tố quyết định tất cả.
Google – mảnh đất trong mơ của nhân viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin toàn cầu. Sở dĩ cái tên Google được đánh giá cao là bởi họ tự xây dựng chiến lược quản lý con người “không giống ai”. Họ làm cho nhân viên say đắm, yêu công việc, luôn nỗ lực cống hiến hết mình vì mục tiêu chung. Chiến lược quản trị nguồn nhân lực của Google thật đáng ngưỡng mộ.
Nội dung
Toggle1. Để nhân viên “tự do trong khuôn khổ”
Phong cách quản lý của Google hoàn toàn khác biệt so với những nơi khác. Nhân viên ở đây được tự do làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn trong một khuôn khổ cho phép. Khi ấy, bản thân họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có những trải nghiệm làm việc tốt hơn. Ngược lại, nếu quản lý kiểu kìm kẹp và can thiệp quá sâu vào công việc thì nhân viên cấp dưới sẽ không biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Môi trường tích tụ lâu dần dẫn đến sự bí bách, bó hẹp, những năng lượng tiêu cực.
2. Mục tiêu kinh doanh được xây dựng từ giá trị tinh thần
“Tổ chức thông tin của thế giới và khiến chúng trở nên hữu ích cũng như dễ dàng truy cập trên phạm vi toàn cầu” là nhiệm vụ mà con người ở đây luôn hướng tới. Đội ngũ lãnh đạo của Google nhận thức rằng: “Nhiệm vụ thế này giúp cho mỗi cá nhân tìm ra được ý nghĩa trong công việc của mình. Nó gắn liền với các giá trị đạo đức và tinh thần hơn chỉ đơn thuần là một mục tiêu kinh doanh”
Nhiệm vụ không hề đề cập đến lợi nhuận, thị thường, cổ phần hay khách hàng nào cả. Cái họ hướng tới tới là con người đi cùng các giá trị tinh thần. Google muốn tạo cho nhân viên của mình cảm hứng làm việc bất tận, khát khao cống hiến và nhận thức rõ công việc của mình đang góp phần thay đổi thế giới ra sao. Chính điều này đã thu hút lượng nhân tài khồng lồ về cho Google.
3. Sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin
Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều cởi mở trong việc chia sẻ thông tin bảo mật. Nhưng Google khác. Họ sẵn sang chia sẻ mọi thứ không hề giấu giếm.
Một nhân viên kỹ sư phần mềm mới được tuyển dụng. Ngay từ ngày làm việc đầu tiên, anh ta có quyền truy cập vào hầu hết các mã hệ thống. Con người ở đây được cung cấp lộ trình ra mắt sản phẩm, các kế hoạch, báo cáo nhân viên mỗi tuần, mục tiêu tưng quý, ai đang làm những gì…..
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Goolge là đầu não công nghệ lớn hàng đầu trên giới nhưng tại sao họ lại “thoáng” đến như vậy? Là bởi vì tất cả đều tin tưởng sẽ cùng nhau bảo mật thông tin, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau, tránh tình trạng gay đua đố kỵ trong công việc. Minh bạch và chia sẻ là trụ cột trong văn hóa của Google.
4. Bằng cấp không phải là quan trọng nhất
Tuyển dụng không qua điểm số, bằng cấp không phải là cái quan trọng nhất. Điểm trung bình tích lũy, điểm của các bài kiểm tra cũng không có ý nghĩa gì trong quá trình tuyển dụng của Google. Họ nhận định rằng công việc từ thực tế khác xa hoàn toàn với những gì được học trên ghế nhà trường.
Chiến lược quản lý nhân sự của Google nhấn mạnh vào sự tự học, tự trải nghiệm của bản thân. “Về cơ bản, bạn sẽ dần khoác chiếc “áo mới”, cách tư duy, học hỏi và phát triển – mọi thứ đều khác đi”. Thế mới hiểu tại sao có đến 14% nhân viên một phòng ban của Google chưa bao giờ đặt chân đến giảng đường đại học.
5. Tiếp thu ý kiến từ nhân viên
Trái với nhiều doanh nghiệp khác, Google luôn coi trọng ý kiến của nhân viên. Năm 2009, các Googler than phiền với ban lãnh đạo về việc ngày càng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra do mức độ tăng trưởng quá nhanh. Nhận thức và tiếp thu ý kiến của cấp dưới, CFO của Google khi đó đã cho tiến hành một chương trình dành riêng cho Googler với tên gọi “Bureaucracy Busters – Phát hiện bất cập để các Googler nói lên những bức xúc của bản thân đồng thời giúp công ty khắc phục bất cập đó.
Ở một nơi đáng làm việc nhất thế giới này, nhân viên được tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, tự do đóng góp và tôn trọng ý kiến, góp phần phát triển các mục tiêu chung.
Chiến lược nhân sự của Google là luôn để nhân viên tự do trong khuôn khổ, xây dựng mục tiêu kinh doanh từ giá trị tinh thần, sẵn sàng chia sẻ mọi thông tin, lắng nghe ý kiến của nhân viên, đề cao tinh thần tự học, không đặt nặng bằng cấp trong tuyển dụng… là những chiến lược trong cách quản lý nhân sự của Google rất đáng để chúng ta học hỏi.
Mời bạn đọc xem thêm: