Những năm gần đây, một thuật ngữ mới xuất hiện khá phổ biến trong các doanh nghiệp và giới công nghệ thông tin, đó là “ERP” – Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất nhiều người còn hiểu sai và lầm tưởng khi nhắc đến khái niệm này. Còn bạn? Bạn đã hiểu đúng về ERP chưa? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nội dung
ToggleHoạch định tài nguyên doanh nghiệp là gì?
Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning System – viết tắt là ERP System) là giải pháp quản lý và tạo ra quy trình làm việc tự động cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình bao hàm đầy đủ các chức năng cơ bản mà doanh nghiệp cần có, ví dụ như quản trị nhân lực, kế toán và tài chính, sản xuất và phân phối, quản lý dịch vụ,…
Nói một cách đơn giản, giải pháp ERP tích hợp nhiều chức năng quan trọng của doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng nhiều phần mềm độc lập, hệ thống ERP gom tất cả vào chung trong một phần mềm mà giữa các chức năng có sự liên thông với nhau, mang đến quy trình quản lý tổng quan và tập trung hơn cho chủ doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức.
Có doanh nghiệp nói rằng họ đang ứng dụng ERP, nhưng thực chất là chỉ triển khai một hay hai module nào đó. Hay một doanh nghiệp mua nhiều giải pháp chuyển đổi số của các hãng phần mềm khác nhau, kết hợp chúng lại một cách lỏng lẻo, chắp vá, thì không thể nói rằng đó là hệ thống được. Vậy làm thế nào để nhận biết được đâu là một phần mềm ERP?
Yêu cầu cơ bản đối với một phần mềm ERP
Một phần mềm ERP có thể bao hàm rất nhiều chức năng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong hệ thống ERP, các chức năng đó được đóng gói lại thành từng bộ và gọi chung là các “ERP module”. Ứng với từng chức năng sẽ có một module tương ứng. Ví dụ như Phòng mua hàng sẽ có module đặt hàng (Purchase); Phòng bán hàng có module phân phối và bán hàng (Sale & Distribution),… Với thiết kế module như vậy, doanh nghiệp có thể mua ERP theo từng giai đoạn tùy vào khả năng, chi phí và nhu cầu sử dụng.
Tích hợp chặt chẽ
Khả năng tích hợp giữa các module với nhau cho phép mọi phòng, ban trong doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và kế thừa thông tin. Nhờ đó, đảm bảo tính thống nhất, tránh việc phải thường xuyên cập nhật xử lý dữ liệu phức tạp, rời rạc, cho phép quy trình luân chuyển nghiệp vụ giữa các phòng ban diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Khả năng phân tích
Phần mềm này cho phép quản lý, chủ doanh nghiệp phân tích tình hình kinh doanh, vận hành dựa trên các trung tâm chi phí (cost center) hay chiều phân tích (dimension). Qua đó, đánh giá hiệu suất công việc chính xác và đưa ra phương án cải thiện cần thiết, kịp thời.
Tính mở
Tính mở của hệ thống ERP được đánh giá thông qua các lớp tham số hóa quy trình nghiệp vụ. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, người dùng có thể thiết lập các thông số phù hợp cho cấu hình hệ thống và xây dựng quy trình quản lý mới. Cách này giúp các chủ doanh nghiệp dễ dàng thêm và mở rộng quy mô quản lý khi cần. Tính mở còn thể hiện trong khả năng kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong hệ thống.
Lợi ích khi sử dụng hệ thống ERP
Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp có thể ví như chất keo kết dính quy trình làm việc, quản lý và số hóa dữ liệu của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức lớn. Phần mềm ERP cho phép các bộ phận trong công ty giao tiếp, chia sẻ thông tin và dễ dàng truy cập, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có.
Ứng dụng ERP cũng giúp chủ doanh nghiệp, quản lý hiểu rõ hơn về tình hình vận hành của tổ chức bằng việc liên kết các thông tin về sản xuất, tài chính, phân phối, nguồn nhân lực,… với nhau.
Ngân sách cho phần mềm ERP có cao không?
Ở thị trường các nước phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp chuyển đổi số trong quản lý và vận hành. Lập ngân sách tài chính cho hệ thống hoạch định tài nguyên là điều không thể thiếu. Cần lưu ý rằng việc đầu tư cho phần mềm ERP không chỉ là đầu tư một lần duy nhất, mà đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cả một lộ trình phù hợp, với ngân sách phục vụ cho việc mở rộng và nâng cấp hệ thống.
Ở Việt Nam, việc xác định chính xác ngân sách mà một doanh nghiệp cần phải chi trả để đầu tư cho ERP không phải là chuyện đơn giản. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp xác định rõ mục đích đầu tư và được cung cấp giải pháp ERP phù hợp thì vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết.
Giải pháp ERP hàng đầu hiện nay
Bên cạnh việc tìm kiếm một giải pháp ERP hiệu quả, tiết kiệm, chủ doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến tên tuổi của nhà cung cấp. Bởi vì họ chính là những người đóng vai trò quan trọng trong quy trình triển khai và bước đầu xây dựng lộ trình ERP hợp lý cho doanh nghiệp.
Trong đó, một cái tên được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây là ACheckin – giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa xuất sắc nhận được giải thưởng Sao Khuê 2021. Đây là giải thưởng tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Phần mềm ACheckin tích hợp nhiều tính năng quản trị hữu ích cho doanh nghiệp. Người dùng có thể tải và sử dụng trên các thiết bị khác nhau như điện thoại, laptop, PC,…Với giao diện trực quan, hiện đại và không giới hạn số lượng người dùng, ACheckin phù hợp với quy mô của mọi công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Đặc biệt, ACheckin đang có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid: miễn phí 7 ngày trải nghiệm với quy mô 50 nhân sự và miễn phí training 1:1. Khi sử dụng ACheckin, doanh nghiệp sẽ cùng lúc nhận được 3 thứ: Ý tưởng quản lý; Công cụ thực hiện (phần mềm – thiết bị) và Sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ nhà cung cấp. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký trải nghiệm chỉ với 0 đồng ngay hôm nay thôi nào!
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về giải pháp hoạch định tài nguyên doanh nghiệp để áp dụng vào thực tiễn.