Hướng dẫn cách tính lương theo bậc mới nhất 2023

cách tính lương theo bậc

Tính lương theo bậc là phương pháp tính toán mức lương phải trả cho người lao động căn cứ theo bậc lương của họ. Trong đó, bậc lương được hiểu là số lượng những mức thăng tiến về lương thuộc mỗi ngạch lương của người lao động. Đối với mỗi bậc lương sẽ có một hệ số lương nhất định tương ứng.

Với hình thức tính lương này, doanh nghiệp có thể kích thích tinh thần cống hiến, đóng góp của nhân viên. Bên cạnh đó, vấn đề công bằng, minh bạch không còn là điều khiến nhân sự tranh cãi khi những nhân viên cùng trình độ, kinh nghiệm đều sẽ nhận được mức lương tương đương. Tuy nhiên, hệ thống tính lương theo bậc vẫn chưa thật sự chính xác, linh hoạt.

Doanh nghiệp sẽ xem xét cách tính lương theo bậc dựa trên những yếu tố như: Nhu cầu trả lương của doanh nghiệp; sự chênh lệch giữa mức lương tối đa và tối thiểu tương ứng với mỗi ngành nghề, công việc; yêu cầu về trình độ năng lực, đào tạo và mức độ phức tạp của công việc.

Theo đó, công thức tính lương theo bậc sẽ bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở. Hệ số lương được xác định dựa trên bậc lương của người lao động. Về cách xác định hệ số lương và công thức tính lương sẽ được đề cập chi tiết ngay trong bài viết.

1. Tính lương theo bậc là gì?

Tính lương theo bậc là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để tính toán mức lương cần trả cho người lao động dựa trên bậc lương. Trong đó, bậc lương được hiểu là những mức thăng tiến có xu hướng tăng dần về mức lương trong từng ngạch lương của người lao động. Đối với mỗi bậc lương sẽ có một hệ số tương ứng nhất định.

Cách tính lương theo bậc được nhiều doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay. Nguyên do là vì phương pháp tính lương này đem đến những ưu điểm nổi bật như:

  • Đảm bảo công bằng: Hệ thống tính lương theo bậc đảm bảo rằng những nhân viên cùng kinh nghiệm và trình độ sẽ được nhận mức lương tương đương nhau.
  • Minh bạch mức lương: Mỗi bậc sẽ quy định một mức lương cố định. Do đó, nhân viên hoàn toàn có thể biết trước được mức lương của mình cũng như lên kế hoạch thăng tiến trong tương lai.
  • Khuyến khích nhân viên phát triển: Cách tính lương theo bậc giúp nhân viên có động lực làm việc, phát triển kỹ năng cũng như kinh nghiệm để có thể nhận được một mức lương như mong muốn.

Song, phương pháp tính lương này vẫn tồn tại một số nhược điểm mà doanh nghiệp có thể cân nhắc như:

  • Giới hạn sự linh hoạt trong tính toán mức lương: Việc áp dụng cách tính toán này sẽ làm giới hạn khả năng linh hoạt khi xác định lương theo hiệu suất cá nhân và sự đóng góp.
  • Không phản ánh chính xác công việc: Một vài công việc không thật sự được phản ánh đúng khi khó xếp vào những bậc lương nhất định. Điều này gây ra những khó khăn trong quá trình xác định mức lương sao cho công bằng với nhân viên.
  • Không linh hoạt trên thị trường: Với cách tính lương theo bậc, doanh nghiệp khó có thể phản ánh đúng mức lương cạnh tranh hiện tại trên thị trường lao động. Đó là lý do doanh nghiệp gặp một số trở ngại trong việc giữ chân nhân viên tài năng hay thu hút thêm nguồn lực mới.
giải thích lương theo bậc
Tính lương theo bậc đảm bảo sự công khai, minh bạch

Bậc lương ngoài ra còn là yếu tố hình thành sự biến thiên giữa mức lương tối đa và mức lương tối thiểu trong mỗi ngạch lương. Ở từng ngạch lương, bậc lương sẽ được xếp theo thứ tự tăng dần. Khi bậc lương càng cao thì hệ số lương cũng sẽ càng cao. Do đó, người lao động luôn muốn làm tăng bậc lương của mình để nhận được mức lương cao hơn.

Cụ thể, số lượng bậc lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

  • Nhu cầu trả lương của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nếu muốn kích thích tinh thần làm việc của nhân viên sẽ trả lương theo số bậc lương cơ bản ít. Ngược lại, số bậc lương cơ bản nhiều nếu doanh nghiệp muốn trả lương theo quan điểm quân bình.
  • Sự chênh lệch giữa mức lương tối đa và tối thiểu tương ứng với từng ngành nghề, công việc.
  • Yêu cầu về đào tạo, trình độ chuyên môn và mức độ phức tạp của công việc: Bậc lương cơ bản càng ít nếu tính chất công việc càng phức tạp. Ngược lại, khi công việc có tính chất càng đơn giản thì số bậc lương cơ bản sẽ càng nhiều.
cách yếu tố của việc tính lương theo bậc
Số lượng bậc lương sẽ căn cứ vào 3 yếu tố chính

Những yếu tố trên sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có những điều chỉnh công tâm về bậc lương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức lương mà người lao động được nhận. Vậy ảnh hưởng như thế nào? Công thức tính lương theo bậc ở phần tiếp theo sẽ giúp người lao động hình dung cụ thể.

2. Cách tính lương theo bậc mới nhất 2023

Như đã đề cập ở trên, bậc lương chính là số lượng những bậc thăng tiến về lương trong từng ngạch lương của người lao động. Từng bậc lương sẽ có một hệ số lương tương ứng. Thực chất, bậc lương chỉ thể hiện mức lương cơ bản mà người lao động nhận được, không bao gồm những khoản phụ cấp lương, thưởng, phúc lợi hay những thu nhập bổ sung khác.

Để tính lương theo bậc, người lao động cần thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Xác định bậc lương thuộc nhóm ngạch của mình.
  • Bước 2: Xác định hệ số lương sao cho tương ứng với mỗi bậc lương.
  • Bước 3: Tính toán mức lương của mình.

Lúc này, công thức tính mức lương theo bậc được xác định như sau:

Mức lương theo bậc = Lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở: Là mức lương cơ bản theo tháng đã được điều chỉnh thông qua những văn bản pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với tình hình kinh tế ngay tại thời điểm quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng: Quy định theo từng cấp và tương ứng với từng ngạch lương.

Nghị Quyết số 70/2018/QH14 từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/06/2023 đã quy định mức lương cơ sở được áp dụng là 1,4 triệu VND/tháng. Thế nhưng, từ ngày 01/07/2023, Nghị quyết 69/2022/QH15 đã được thông qua rằng cán bộ, viên chức sẽ được tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu VND/tháng.

công thức tính lương theo bậc
Người lao động áp dụng công thức để tính được mức lương cơ bản của mình

Có thể thấy, bậc lương là một trong những yếu tố quyết định mức lương cơ bản mà người lao động sẽ nhận được. Do đó, nhiều nhân viên có xu hướng đóng góp nhiều hơn để được doanh nghiệp xem xét và nâng bậc lương. Vậy điều kiện để xét nâng bậc lương là gì?

3. Điều kiện để xét nâng bậc lương là gì?

Đối với doanh nghiệp, điều kiện nâng bậc lương sẽ phụ thuộc quy chế nâng bậc lương mà doanh nghiệp đề ra. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ xét năng lực cũng như hiệu suất làm việc của từng nhân viên để làm tiêu chuẩn nâng lương. Một số tiêu chí sau đây được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xét nâng bậc lương hằng năm:

  • Thường xuyên hoàn thành công việc được giao cả về số lượng lẫn chất lượng theo như đã ký kết trong hợp đồng lao động.
  • Không trong thời hạn bị xử lý kỷ luật về lao động theo quy định Bộ luật doanh nghiệp nói chung và nội quy của doanh nghiệp nói riêng.
  • Đạt được thành tích xuất sắc, có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của công ty.

Bên cạnh đó, quy chế nâng bậc lương mà doanh nghiệp đề ra sẽ bao gồm những nội dung sau:

  • Đối tượng được xét để nâng bậc lương.
  • Tiêu chuẩn, điều kiện để cho phép nâng bậc lương sớm áp dụng với từng chức danh hay nhóm ngành nghề, công việc.
  • Thời hạn nâng bậc lương áp dụng cho từng chức danh hay nhóm ngành nghề, công việc.
  • Thời điểm xem xét nâng lương hằng năm cho người lao động.

Theo đó, doanh nghiệp hằng năm sẽ căn cứ vào quy chế này để xem xét nâng bậc lương cho nhân viên. Quá trình này sẽ được công bố công khai trong nội bộ. Mặt khác, chế độ nâng bậc lương cần phải được thực hiện ở hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể.

điều kiện để xét nâng bậc lương
Doanh nghiệp sẽ dựa vào quy chế để xét nâng bậc lương

Đối với Nhà nước, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV đã quy định chế độ nâng bậc lương dành cho công nhân, cán bộ, viên chức Nhà nước như sau:

Cán bộ, công nhân, viên chức chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch công chức; ở chức danh nghề nghiệp viên chức; chức danh chuyên viên cao cấp và chức danh chuyên môn; nghiệp vụ ngành Kiểm sát, Tòa án hiện giữ được xem xét nâng bậc lương thường xuyên trong trường hợp đáp ứng đủ những điều kiện về thời gian giữa bậc thuộc ngạch công chức hay trong chức danh, đồng thời đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn để nâng bậc lương thường xuyên (thuộc khoản 1, 2 Điều 2 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV) trong suốt quá trình người đó giữ bậc lương.

Trên đây là giải đáp về cách tính lương theo bậc mà nhiều người lao động hiện đang quan tâm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về phương pháp tính lương này, bạn hãy liên hệ với ACheckin qua địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM ACheckin

Bài viết liên quan
Mục lục