Tạo động lực cho nhân viên là việc vận dụng các chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động đến nhân viên nhằm giúp cho họ hài lòng hơn với công việc. Nếu không có hoạt động này, nhân viên sẽ rất dễ bị mất động lực làm việc do các yếu tố như: áp lực công việc, mức lương không tương xứng với năng lực, mối quan hệ đồng nghiệp,… làm cho nhân viên chán nản và từ đó dẫn đến hiệu suất công việc giảm sút.
Một doanh nghiệp nếu biết cách tạo động lực làm việc cho nhân viên sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như: tăng hiệu quả công việc, giữ chân được nhân sự giỏi, tiết kiệm chi phí tuyển dụng,… Đây được coi là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp hiện nay. Có rất nhiều cách để tạo động lực cho nhân viên: định hướng phát triển cho nhân viên; chế độ lương thưởng hấp dẫn; tạo ra môi trường làm việc công bằng, thoải mái; đặt ra mục tiêu công việc rõ ràng, chi tiết…
Nội dung
Toggle- 1. Vì sao cần tạo động lực cho nhân viên?
- 2. 9 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả
- 2.1 Công nhận và khen thưởng những thành quả của nhân viên
- 2.2 Định hướng phát triển cho nhân viên
- 2.3 Lắng nghe nhân viên
- 2.4 Luôn tạo ra môi trường làm việc công bằng
- 2.5 Đặt ra mục tiêu công việc rõ ràng chi tiết
- 2.6 Phân quyền cho nhân viên
- 2.7 Chia sẻ và góp ý những hạn chế của nhân viên
- 2.8 Chính sách đãi ngộ, lương thưởng hợp lý
- 2.9 Khích lệ tinh thần làm việc
- 3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực của nhân viên?
1. Vì sao cần tạo động lực cho nhân viên?
Động lực của nhân viên trong một doanh nghiệp là nguồn năng lượng, là sức mạnh tinh thần thúc đẩy họ làm việc và cống hiến hết mình để đạt được các mục tiêu chung của công việc hoặc công ty đề ra. Đây được ví như chìa khóa thành công của một doanh nghiệp, không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn tạo ra không khí làm việc tích cực trong tổ chức.
Nếu nhân viên thiếu động lực, hiệu suất làm việc sẽ giảm sút đáng kể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, hiệu quả kinh doanh. Do vậy, việc duy trì và tạo động lực cho nhân viên là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Khi tạo được động lực làm việc cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích như:
- Hiệu suất làm việc cao hơn, sản lượng tăng.
- Hiệu quả công việc tăng, nhân viên làm việc có tâm hơn, cống hiến hết mình vì công ty.
- Tăng thời gian gắn bó giữa nhân viên với doanh nghiệp, tối ưu chi phí tuyển dụng.
- Tạo dựng được hình ảnh tốt trong mắt đối tác và người lao động, đem đến nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp.
2. 9 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả
Sau đây là 9 cách tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:
2.1 Công nhận và khen thưởng những thành quả của nhân viên
Khi công sức của mình được ghi nhận, nhân viên sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có thêm động lực để làm việc, cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, trong khâu quản lý và vận hành, nhà quản lý cần thường xuyên có những hình thức khen thưởng đối với nhân viên để tạo động lực làm việc cho họ.
2.2 Định hướng phát triển cho nhân viên
Định hướng phát triển là một trong những mối quan tâm lớn nhất của người lao động khi làm việc. Đây cũng là một trong những cách tạo động lực cho nhân viên được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 20% nhân viên thích các cơ hội phát triển nghề nghiệp và đào tạo hơn là những hình thức khen thưởng bằng tiền.
Có 2 cách định hướng phát triển cho nhân viên mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Xác định mục tiêu cụ thể và kế hoạch công việc cho từng nhân viên để họ biết mình đang làm gì và cần đạt được điều gì. Khi có kế hoạch công việc, mục tiêu rõ ràng cụ thể, nhân viên sẽ không bị mất định hướng, làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
- Tạo điều kiện để nhân viên được học tập, phát triển các kỹ năng chuyên môn của mình. Khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng chuyên môn, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc tạo điều kiện để học tập, phát triển cũng sẽ khiến nhân viên cảm thấy được quan tâm, từ đó có thêm nhiều động lực để gắn bó lâu dài với công ty.
2.3 Lắng nghe nhân viên
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của người lao động khiến cho hiệu suất công việc giảm sút như: sức khỏe tinh thần gặp vấn đề, không nhận được sự khích lệ từ đồng nghiệp, từ cấp trên ,…
Khi nhân viên gặp phải những vấn đề trên, nhà quản lý cần chú ý, lắng nghe những chia sẻ của họ để thấu hiểu. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra những ý kiến, giải pháp để giải quyết vấn đề cho nhân viên, đem lại cho họ tâm lý thoải mái nhất. Hành động này của doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên cảm thấy được quan tâm, tạo động lực để họ phấn đấu trong công việc.
2.4 Luôn tạo ra môi trường làm việc công bằng
Môi trường làm việc công bằng là một không gian làm việc mà ở đó người lao động sẽ nhận được những thành quả xứng đáng với công sức, cống hiến của họ. Môi trường làm việc công bằng sẽ giúp nhân viên cảm thấy an toàn và thoải mái, nhờ đó hiệu quả công việc cũng tăng lên đáng kể.
Để tạo ra một môi trường làm việc công bằng, nhà quản lý phải:
- Luôn luôn truyền thông rằng tất cả mọi người đều có cơ hội được ghi nhận một cách công bằng. Dù bất kể nhân viên đó là ai, làm ở bộ phận nào, tính chất công việc ra sao thì đều có những cơ hội khen thưởng, phát triển như nhau.
- Chứng minh tính công bằng trong công việc bằng cách tổ chức các buổi đánh giá năng lực định kỳ, khen ngợi đúng năng lực, ban hành chính sách khen thưởng minh bạch và rõ ràng.
- Thống nhất và minh bạch trong việc đánh giá kết quả. Tùy thuộc vào từng vị trí, nhà quản lý cần đưa ra những tiêu chí đánh giá riêng. Ví dụ, nhân viên kinh doanh thì kết quả của họ sẽ tính trên doanh số bán hàng,… Nhân viên tuyển dụng sẽ được đánh giá dựa trên số nhân sự họ tuyển dụng được mỗi tháng,….
2.5 Đặt ra mục tiêu công việc rõ ràng chi tiết
Một trong những cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất là đặt ra mục tiêu công việc rõ ràng và chi tiết. Thay vì đặt các mục tiêu lớn, hãy đặt ra nhiều mục tiêu nhỏ để nhân viên không cảm thấy bị quá áp lực và từng bước chinh phục nó. Khi một mục tiêu nhỏ được hoàn thành, nhân viên sẽ cảm thấy vui mừng và hài lòng về bản thân. Họ sẽ có thêm động lực để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu tiếp theo.
2.6 Phân quyền cho nhân viên
Hiệu quả công việc sẽ cao hơn khi nhân viên được tự chủ trong công việc của họ. Việc phân chia quyền cụ thể, rõ ràng cho nhân viên trong phạm vi quyền hạn cho phép sẽ giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong công việc. Phương pháp này cũng sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực của nhân viên nhằm phục vụ cho mục tiêu chung.
2.7 Chia sẻ và góp ý những hạn chế của nhân viên
Hiện nay, một số doanh nghiệp thường có những hình thức kỷ luật đối với nhân viên bất kể họ vi phạm lỗi gì. Tuy nhiên, đây là một hình thức quản lý được đánh giá là không thông minh. Các hình thức kỷ luật sẽ chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy chán nản, không có động lực để làm việc, khiến hiệu suất công việc ngày càng giảm sút.
Thay vào đó, với mỗi lỗi sai của nhân viên, nhà quản lý cần phải lắng nghe những chia sẻ từ nhân viên. Hãy thể hiện sự thấu hiểu, khéo léo chỉ ra những điểm hạn chế, điểm yếu của họ, từ đó đưa ra những góp ý để họ có thể hoàn thiện bản thân hơn. Cách làm này sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, khiến nhân viên cảm thấy được lắng nghe, có động lực để phấn đấu hơn trong công việc.
2.8 Chính sách đãi ngộ, lương thưởng hợp lý
Chính sách đãi ngộ và lương thưởng là một trong những mối quan tâm lớn nhất của nhiên viên. Doanh nghiệp cần phải có chính sách lương thưởng xứng đáng với công sức, đóng góp của nhân viên để họ có động lực làm việc.
Ngoài mức lương hàng tháng, doanh nghiệp cần phải trả thêm chi phí cho thời gian làm việc ngoài giờ của nhân viên. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách đãi ngộ hấp dẫn như: quà tặng vào các dịp lễ Tết, sinh nhật, hiếu hỷ, team building hàng năm… Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy những đóng góp, nỗ lực của bản thân được ghi nhận và đền đáp xứng đáng.
2.9 Khích lệ tinh thần làm việc
Nhà quản lý có thể khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên bằng cách: tổ chức các buổi vui chơi ngoại khóa, teambuilding,… Những hoạt động này sẽ giúp nhân viên được nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, nó còn tạo ra sự gắn kết giữa tập thể nhân viên, giữa nhân viên với ban lãnh đạo. Mọi người sẽ trở nên gần gũi và thấu hiểu nhau hơn, từ đó phối hợp tốt hơn trong việc.
3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực của nhân viên?
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc ở đây bao gồm cả không gian, cảnh quan văn phòng và cả cách thức mọi người tương tác, phối hợp với nhau trong công việc. Nếu được làm việc trong một không gian đẹp, rộng rãi; các cá nhân, phòng ban giao tiếp với nhau tích cực, thường xuyên sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, từ đó có động lực làm việc hơn.
Thái độ của lãnh đạo hoặc công ty
Theo nghiên cứu của Gallup, có 20% nhân viên tham gia khảo sát cho rằng hiệu suất họ được quản lý theo cách thúc đẩy họ hoàn thành công việc. Việc này cho bạn thấy được mức độ ảnh hưởng của những lời động viên đến từ phía nhà quản lý đối với hiệu suất làm việc của nhân viên. Một nhà quản lý giỏi, thật sự am hiểu về chuyên môn sẽ truyền cảm hứng để cho nhân viên có thêm động lực làm việc.
Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của nhân viên. Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc sẽ giúp nuôi dưỡng và tạo động lực cho nhân viên. Lúc này, nhân viên dường như sẽ ít gặp các vấn đề về sức khỏe, họ sẵn sàng hơn để làm việc nhiều giờ.
Ngược lại, nếu cuộc sống và công việc không có sự cân bằng, khả năng bị kiệt sức của nhân viên sẽ rất cao, họ dường như không có, hoặc rất ít động lực để sống hiến. Về lâu dài, những nhân viên này có thể dần mất đi niềm đam mê với công việc.
Lộ trình phát triển nghề nghiệp
Một lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng là điều kiện quan trọng và tất yếu để tạo động lực cho nhân viên. Theo một số nghiên cứu, có đến 20% nhân viên thích cơ hội phát triển nghề nghiệp và đào tạo hơn các hình thức khen thưởng bằng tiền.
Sự phát triển sẽ giúp cho nhân viên muốn đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Kinh doanh Harvard, nhân viên được đánh giá cao và có giá trị hơn khi các cấp quản lý quan tâm nhiều hơn đến lộ trình phát triển của họ. Lúc này, nhân viên sẽ cảm thấy họ có giá trị, được tin tưởng và họ sẽ mong muốn sự tiến bộ trong công việc.
Chế độ khen thưởng và công nhận thành tích
Khen thưởng và sự công nhân là hai yếu tố song hành và bổ trợ cho nhau trong cách quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Sự công nhận đối với thành tích của nhân viên chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian nhất định. Sự công nhận và khen ngợi sẽ bắt đầu mất đi hiệu quả nếu không đi kèm với phần thưởng. Nhân viên sẽ mất đi động lực vì họ đã không được khen thưởng dù đã nỗ lực thêm rất nhiều.
Trên đây là 9 cách tạo động lực cho nhân viên mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mô hình hoạt động và văn hóa của từng doanh nghiệp, nhà quản lý có thể điều chỉnh hoặc thay đổi các cách tạo động lực để tạo ra sự phù hợp nhất.