Một số người lao động vừa mới được hưởng thêm tiền phụ cấp từ doanh nghiệp nhưng cũng chính vì thế mà họ đang khoăn khoăn về một số vấn đề. Cụ thể là các khoản phụ cấp phải đóng BHXH hiện nay là những khoản nào?
Bảo hiểm xã hội được coi là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho lao động khi họ bị giảm, mất thu nhập do ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, tai nạn lao động….. trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người lao động lựa chọn.
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh quốc gia dựa trên nguyên tắc đóng – hưởng và bảo đảm sự công bằng cho người tham gia. Việc đóng bảo hiểm xã hội trên tiền công, tiền lương thực tế nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưu nhưng được vẫn hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Nội dung
ToggleCác khoản phụ cấp phải đóng BHXH
Tại các doanh nghiệp hiện nay, người lao động có quyền và nghĩa vụ đóng BHXH để hưởng các lợi ích từ BHXH. Một số còn hỗ trợ nhân viên các khoản phụ cấp nhất định như xăng xe, điện thoại, trách nhiệm, chức danh…… Bởi thế rất nhiều người lao động đã thắc mắc rằng các khoản phụ cấp phải đóng BHXH là những khoản nào? Dựa vào đó để người lao động biết cách tính chính xác nhất.
Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Cụ thể, khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc gồm:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh
– Các khoản phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên, gồm:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động như:
- Phụ cấp chức vụ, chức danh
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thâm niên
- Phụ cấp khu vực
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
>>> Căn cứ vào đây ta có thể thấy rằng không phải các loại phụ cấp đều bị tính vào đóng bảo hiểm.
Các khoản phụ cấp, thu nhập không phải tính BHXH bắt buộc
Cùng với các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm thì có mộ số thu nhập người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc.
Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định: Thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi sau:
– Tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
– Tiền thưởng sáng kiến
– Tiền ăn giữa ca
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
– Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH hiện nay là những khoản nào?”. Tùy vào từng khoản phụ cấp khác nhau mà người lao động mới phải đóng BHXH nên bạn hãy tham khảo thật kỹ thông tin để có thể tính ra mức đóng bảo hiểm đúng nhất cho mình nhé.
Nguồn bài: Tổng hợp