Quản lý doanh nghiệp tư nhân là gì? Làm sao để quản lý doanh nghiệp vừa + nhỏ một cách hiệu quả? Và người Nhật có cách quản lý như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quản lý doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp do cá nhân tạo dựng và làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do một người bỏ vốn đứng ra làm chủ nên việc quản lý doanh nghiệp tư nhân cũng khác nhiều so với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn.
Các hình thức quản lý sẽ được chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được việc quản lý nhân sự cũng như hệ thống, cơ sở vật chất. Thông thường việc quản lý sẽ không phụ thuộc vào quy trình hay công cụ nào nhất định. Vì vậy, các nhà quản trị có thể thoải mái lựa chọn các hình thức quản lý sao cho phù hợp và hiệu quả.
Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Trái ngược với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hay cổ phần đều được gọi là các Doanh nghiệp nhà nước. Với bản chất trái ngược nên việc quản lý doanh nghiệp nhà nước phần lớn là khác xa với cách quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do tính chất khác nhau nên việc quản trị cũng không thể giống nhau.
Các doanh nghiệp có do Nhà nước sở hữu sẽ theo những quy trình quản lý đã được hình thành từ lâu tạo nên một “phương pháp” quản lý truyền thống và từ đó nhân viên chỉ cần làm theo. Vì vậy, các công ty nhà nước sẽ có ít đổi mới trong các phương pháp quản lý, làm hạn chế năng lực của công ty.
Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả
Việc quản lý một doanh nghiệp chưa bao giờ là điều dễ dàng đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, với số vốn ít, các khoản chi luôn phải cân đo đóng đếm thì quản lý sao cho vừa tiết kiệm, vừa hiểu quả? Các nhà quản trị hay tham khảo 3 mẹo sau đây.
Lập kế hoạch chi tiết
Trước khi bắt tay thực hiện một dự án, các nhà quản trị cần lên kế hoạch dài hơi cho dự án của mình người quản lý cần hoạch định ra mục tiêu cốt lõi của mình là gì? Từ đó xây dựng các hoạt động để củng cố cho mục tiêu đó. Một kế hoạch bài bản và chi tiết sẽ không bao giờ thừa cho một doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, lập kế hoạch chi tiết cũng giúp các nhà quản trị xác định được đâu là yếu tố cần thiết, quan trọng đối với doanh nghiệp. Một chiến lược khoa học, chi tiết giúp nhân viên cấp dưới dễ dàng tiếp cận ý tưởng, thông tin và thực hiện công việc chính xác, hiệu quả.
Phân tầng hệ thống nhân viên
Một bí quyết để quản lý doanh nghiệp hiệu quả chính là người Leader biết phân chia công việc, phân quyền thực hiện một cách phù hợp. Người quản lý giỏi không phải là người ôm việc mà là người biết chia việc phù hợp theo năng lực của nhân viên. Từ đó cùng teamwork để phát huy năng lực của mỗi thành viên.
Với những người được phân quyền rộng phải là những người có năng lực, nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, những người này sẽ phải có trách nhiệm thúc đẩy nhân viên cấp dưới trách nhiệm, nhiệt huyết hơn với công việc.
Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý
Khi cả thế giới cùng chuyển đổi số vậy tại sao các doanh nghiệp không tìm một hướng quản lý khác cho mình? Vì vậy việc thay đổi phương thức quản lý, áp dụng công nghệ vào quá trình làm việc của doanh nghiệp là điều cần thiết.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giải pháp quản lý tài nguyên doanh nghiệp có thể giúp các nhà quản trị quản lý hiệu quả. Sử dụng các phần mềm quản lý sẽ giúp bạn tối ưu hoá tài nguyên và nhân lực, giúp bạn quản lý tổng thể công việc cũng như hỗ trợ nhiều chức năng khác cho doanh nghiệp.
Nếu như bạn đang muốn trải nghiệm một ứng dụng quản lý tài nguyên doanh nghiệp miễn phí ở bất cứ đâu thì các bạn có thể tham khảo phần mềm ACheckin. Một phần mềm đa dạng tích hợp nhiều chức năng như: checkin trên điện thoại, quản lý hệ thống, quản lý dự án hay quản trị nhân sự,…
Được đánh giá là một trong những app quản lý doanh nghiệp tốt nhất trên điện thoại hiện nay, ACheckin sẽ giúp bạn quản lý doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.
Download ACheckin miễn phí về trải nghiệm tại: https://acheckin.vn/download
Quản lý doanh nghiệp theo phong cách người Nhật là như thế nào?
Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn hiểu rõ rằng quản lý nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu quản lý doanh nghiệp theo phong cách người Nhật là như thế nào mà hiệu quả đến vậy.
Đối với việc quản lý, người Nhật đặt ra cho mình 5 mục tiêu sau đây:
Thiết lập mục tiêu hợp lý
Mục tiêu luôn là điểm đến quan trọng cho mỗi việc bạn làm. Mọi hành động đều hướng đến mục tiêu nhất địch. Việc kinh doanh cũng thế, các doanh nghiệp nên vạch ra một một mục tiêu cốt lõi và từ đó xây dựng các hướng đi để chinh phục được mục tiêu
Phân tích chiến lược cạnh tranh
Các cụ có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp các quyết định khác nhau về các yếu tố nền tảng – sản phẩm, thị trường và năng lực đặc biệt của doanh nghiệp. Ngoài ra, chiến lược cạnh tranh còn được định nghĩa là kế hoạch dài hạn của một công ty cụ thể nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Vì vậy cần phân tích chiến lược cạnh tranh cụ thể để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất.
Tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Việc tái cơ cấu tổ chức như một luồng gió mới đem lại nhiều năng lượng hơn cho bộ phận. Biết đâu rằng việc tái tổ chức cơ cấu sẽ phát huy được tối đa năng lực của nhân viên.
Lắng nghe ý kiến khách hàng
Khách hàng luôn là thước đo công bằng nhất về sản phẩm của một doanh nghiệp. Vì vậy việc lắng nghe khách hàng cũng chính là lắng nghe đối tượng mà sản phẩm doanh nghiệp đang hướng tới từ đó cải thiện theo tập khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những thành tựu nhất định
Áp dụng công nghệ vào quản lý
Điều cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng. Công nghệ sẽ thay con người quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp con người bớt các thao tác thủ công không chính xác từ đó giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
Yếu tố công nghệ vô cùng quan trọng, vì vậy các doanh nghiệp có thể trải nghiệm những hình thức quản lý mới văn minh và hiện đại hơn tại đây. Mong rằng, các doanh nghiệp tư nhân sẽ tìm cho mình hình thức quản lý phù hợp.