Bên cạnh tiền lương chính, tiền lương tăng ca thì các khoản phụ cấp cũng được không ít người lao động quan tâm. Một trong số đó là câu hỏi: Phụ cấp độc hại có đóng BHXH không?
Để giúp người lao động giải đáp câu hỏi trên, chúng tôi xin được trình bày đầy đủ và chi tiết bên dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Phụ cấp lương được hiểu như thế nào?
Hiện nay khái niệm về phục cấp lương vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng căn cứ theo điểm b, khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì chúng ta có thể hiểu như sau: Phụ cấp lương là những khoản tiền dùng để bù đắp cho người lao động dựa trên: Điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt của công việc và cách thu hút lao động. Các khoản phụ cấp sẽ khác nhau tùy thuộc vào công việc mà bạn đang đảm trách.
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả phụ cấp cho người lao động hay không?
Câu trả lời là KHÔNG bắt buộc nếu người sử dụng lao động đánh giá vị trí công việc đó không cần phụ cấp lương. Bởi vì đây được xem là khoản bù đắp cho người lao động trong điều kiện làm việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm….; tính chất phức tạp của công việc như đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng đến các công việc khác; điều kiện lao động thiếu thốn, khắc nghiệt, giá cả sinh hoạt đắt đỏ…; để thu hút lao động đến vùng kinh tế mới, thi trường mới, gia tăng năng suất lao động…..
- Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH hiện nay là những khoản nào?
- Hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung đối với nhà giáo
Phụ cấp độc hại có đóng BHXH không?
Theo quy định, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Cụ thể như sau:
– Tiền lương, tiền công theo thỏa thuận ghi trên Hợp đồng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng BHXH đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
– Các loại phụ cấp lương phải đóng BHXH
+ Phụ cấp chức danh
+ Phụ cấp khu vực
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Theo từng ngành khác nhau, các công việc nặng nhọc độc hại có thể kể đến như: Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò; khai thác mỏ hầm lò; sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ; đội viên cứu hộ mỏ; điều chế Supe lân; hàn chì trong thùng tháp kín; sản xuất, đóng bao Na2SiFe….. và còn nhiều nữa mà bạn có thể tìm hiểu thêm.
+ Phụ cấp trách nhiệm
+ Phụ cấp thâm niên
+ Phụ cấp lưu động
+ Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
– Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH: Chỉ những khoản được xác định cùng với tiền lương có tính ổn định sẽ là căn cứ tính đóng BHXH.
Quy định rất cụ thể và rõ ràng bên trên đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: “Phụ cấp nặng nhọc độc hại có đóng BHXH không hay phụ cấp độc hại có tính đóng BHXH không?“. Chắc chắn là CÓ vì đây là một loại hình phụ cấp lương đã được quy định theo luật.
Các khoản chế độ và phúc lợi không phải đóng BHXH
Bên cạnh đó, vẫn có một số khoản, chế độ, phúc lợi mà bạn không cần phải đóng bảo hiểm xã hội theo Luật lao động. Có thể lấy ví dụ như:
– Tiền thưởng sáng kiến
– Tiền ăn giữa ca
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong Hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Tóm lại thì bạn đọc có thể hiểu rằng tiền phụ cấp độc hại có phải đóng BHXH theo Luật. Và khoản phụ cấp này không bắt buộc người sử dụng doanh nghiệp phải trả cho người lao động mà nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.