Làm sếp và cách quản lý nhân sự phải như thế nào để tạo cơ hội cho nhân viên phát huy năng lực của mình, hết lòng cống hiến nhằm tạo ra các giá trị đồng đồng thời giữ chân người tài gắn bó lâu dài….. là nỗi băn khoăn trăn trở của không ít lãnh đạo hiện nay.
Sếp là người đứng đầu, có tầm nhìn, năng lực chuyên môn, tiếng nói, quyền quyết định và có khả năng gắn kết mọi người với nhau. Tuy nhiên để làm tốt những điều đó, Sếp cần phải học hỏi, tích lũy cách quản lý nhân sự hiệu quả.
Lắng nghe và thấu hiểu
Một người lãnh đạo thành công là người luôn biết cách lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên từ đó đưa ra những lời khích lệ động viên kịp thời và biết cách xây dựng mối quan hệ tốt với nhân sự của mình.
Sếp không bao giờ có thể “ôm” hết mọi việc của tập thể được mà cần phải có sự hỗ trợ từ các cá nhân khác. Trong quá trình làm việc cùng nhau có thể xảy ra hiểu lầm, mâu thuẫn do chưa hiểu ý của đối phương. Nhưng một người Sếp giỏi sẽ dành thời gian lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên dù nó tốt hay chưa tốt để tìm ra phương án phù hợp nhất. Kỹ năng lắng nghe vừa là một nghệ thuật lãnh đạo vừa là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác.
Giao việc phù hợp với năng lực
Giao việc là một trong những kỹ năng cơ bản của lãnh đạo, không hề đơn giản. Thực tế cho thấy nếu không giao việc phù hợp có thể gây ra hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến người quản lý, nhân viên và chính công việc đang thực hiện.
Bí quyết khi làm sếp và cách quản lý nhân sự tốt nhất là bạn hãy giao + phân quyền cho cấp dưới, giao việc đúng người đúng năng lực, tôn trọng & cho nhân viên được quyết định công việc của mình.
Tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên
Tôn trọng, công bằng với tất cả nhân viên là yếu tố nhất định phải có ở một người Sếp. Cần phải công tâm, rõ ràng trong các chế độ khen thưởng, xử phạt, đào tạo…. để nhân viên cảm thấy họ được đối xử bình đẳng ở nơi làm việc. Đối với cá nhân có thành tích xuất sắc, có đóng góp lớn cho doanh nghiệp, hãy ông bố giải thưởng trước toàn bộ nhân viên khác để mọi người tán dương và lấy đó làm tấm gương phấn đấu. Trái lại đối với cá nhân vi phạm nội quy, gây ảnh hưởng xấu tập thể, hãy mạnh dạn chỉ ra lỗi sai, tránh sai lầm lặp lại.
Quan trọng nhất là người quản lý cần nhìn nhận khách quan, sống thật với bản thân và mọi người, đối xử công bằng thì mới có thể cả tập thể noi theo.
Đặt mình vào vị trí của nhân viên
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bạn làm sếp và học cách quản lý nhân sự trong tổ chức.
Hãy luôn đặt mình vào vị trí của nhân viên để hiểu xem vì sao họ lại làm như thế? tại sao họ lại có tư tưởng chống đối cấp trên? nếu sếp cũng đối xử với bạn như vậy thì bạn sẽ ứng xử ra sao? Sau khi thấu hiểu, bạn sẽ biết được nhân sự của mình đang nghĩ gì và lý do họ hành động như vậy để đưa ra phương án giải quyết ổn thỏa nhất. Có câu nói: “Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử”.
Khiếu vui vẻ hài hước
Làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái và vui vẻ mỗi khi bị tress mỗi khi công việc quá tải cũng là một kỹ năng cần thiết ở một người lãnh đạo giỏi. Hãy sử dụng khiếu hài hước của mình để kể những câu chuyện hài hước, tạo tiếng cười nhẹ nhàng giúp nhân viên bớt căng thẳng đồng thời tạo ra sự gần gũi giữa mọi người với nhau.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Tạo dựng nền văn hóa nơi làm việc
Không ít nhân viên cho rằng, yếu tố thứ 2 sau lương thưởng giúp họ trung thành và gắn bó lâu dài với tổ chức chính là văn hóa công ty. Chính vì thế, người lãnh đạo hãy xây dựng văn hóa ở nơi làm việc, văn hóa cởi mở, thân thiện, bình đẳng.
Trong công việc, giữa sếp và nhân viên có thể phân biệt thứ bậc nhưng ngoài đời thường, tất cả đều là những người bạn của nhau, lắng nghe, quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, chia sẻ sở thích các nhân hoặc những khó khăn đang gặp phải. Những điều này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nó có thể giúp cho mọi người hiểu hơn về nhau, thông cảm bỏ qua cho nhau và hợp tác ăn ý hơn trong lúc làm việc.
Bên cạnh đó, bạn nên tìm cách gần gũi với nhân viên, thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm khác để có thể quản lý đội ngũ nhân sự của mình một cách chuyên nghiệp, đạt hiệu quả công việc tốt nhất.